Phần lớn nạn nhân mua bán người bị bán sang các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, trong đó Trung Quốc chiếm 75%.
75% nạn nhân mua bán người là bị bán sang Trung Quốc
Báo VTV News cho biết, do siêu lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán người; tình trạng mất cân bằng về giới và các tác động khác, các hoạt động mua bán người ở Việt Nam cũng vì thế mà gia tăng về số vụ và tính chất phức tạp.
Phần lớn các vụ mua bán người sang các nước chung đường biên giới giữa Việt Nam, trong đó nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc (chiếm trên 75%), sang Lào và Campuchia (11%), còn lại đưa sang các nước khác thông qua đường hàng không và đường biển.
Hôm 4/7, Bộ Công an đã phát đi cảnh báo về tình trạng nhiều lao động Việt Nam bị lừa bán sang Campuchia với chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao”, theo báo VnExpress.
Nạn nhân chủ yếu 18-35 tuổi, có nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua mạng xã hội. Sau khi qua Campuchia, họ phải làm việc cho các tổ chức lừa đảo như đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo… trên mạng, bị cưỡng ép làm việc 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở. Khi bị vắt kiệt sức, nạn nhân lại bị bán sang tổ chức khác.
Người nào muốn được về phải gọi điện cho người thân ở Việt Nam nộp tiền chuộc. Một số trường hợp bỏ trốn bị các ông chủ đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác. Kẻ cầm đầu các ổ nhóm này được xác định là người Trung Quốc, dưới sự giúp sức của người Việt Nam đang sống tại Campuchia.
Sáu tháng đầu năm, Công an Việt Nam phối hợp với nhà chức Campuchia giải cứu hơn 250 người bị lừa đi lao động trái phép.
Nạn nhân bị bán sang Trung Quốc (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) với nhiều mục đích hơn như bán cho đàn ông làm vợ hoặc làm con nuôi, đưa nạn nhân bán vào các quán cà phê trá hình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội, bán cho các chủ chứa hoạt động mại dâm ép hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động, cho vay nặng lãi, đẻ thuê, bán nội tạng…
Khó khăn trong giải cứu nạn nhân mua bán người
Kể từ năm 2011, Việt Nam đã có Luật phòng chống mua bán người, các quy định để xử lý loại tội phạm nguy hiểm và phi nhân tính này. Cơ quan chức năng cũng có nỗ lực trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ việc mua bán người.
Tuy nhiên, việc đi lại giữa các quốc gia, các châu lục ngày càng mở rộng như hiện nay một mặt tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động giao thương, du lịch ngày càng thuận lợi; mặt khác nó cũng khiến cho hoạt động mua bán người ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, khó đối phó.
Họ vừa là nạn nhân, vừa vi phạm pháp luật. Việc giải cứu họ khỏi những “miệng hố tử thần” vì thế tùy thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của lực lượng chức năng nước sở tại.
Hầu hết các nạn nhân bị mua bán trở về bị tổn thương nặng nề về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe giảm sút do bị ép buộc lao động làm việc quá sức, bị đánh đập, tra tấn, bị giam giữ, bị bóc lột tình dục, bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác. Tinh thần hoảng loạn, không ổn định do sợ hãi, bị đe dọa, bị đưa đi bán lại nhiều lần, thậm chí có một vài trường hợp bị xâm hại cả tính mạng. Không chỉ nạn nhân mà ngay cả gia đình, người thân cũng chịu nhiều hậu quả của tội phạm mua bán người.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm và tạo ra các lỗ hổng cho nạn mua bán người như tạo thêm bất ổn, nghèo đói… Nên khi các nước mở cửa trở lại, nhu cầu tìm việc làm tăng cao, các băng nhóm tội phạm mua bán người sẽ lợi dụng điều này đưa dẫn nạn nhân qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm:
- Video: Cắn trúng lươn điện, cá sấu bị giật ‘ngay đơ’
- Video: Chú chó hú hồn khi chàng trai catwalk trượt ngã cầu thang
- Video: Chó cưng trổ tài đánh bóng bách phát bách trúng