Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 18/8 tuyên bố hủy bỏ 23 khoản nợ của 17 quốc gia châu Phi, trị giá hơn 140 tỷ USD. Số tiền khổng lồ như vậy có thể được miễn trừ mà không cần trưng cầu ý dân hay xin ý kiến Quốc hội.
Theo Secret China, ngay khi thông tin trên được đưa ra, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao: Nếu dân không có khả năng trả nợ, thì không xóa nợ cho dân, mà lại xóa nợ cho châu Phi?
Một số người than thở, chính phủ đối đãi với người dân trong nước không bằng người châu Phi. Chỉ cần là quốc gia tham gia “Vành đai, Con đường” thì ít nhiều họ đều được Bắc Kinh “cấp dưỡng”.
Bài viết chỉ ra rằng trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc đang sa sút, các tập đoàn khổng lồ quốc tế rời bỏ Trung Quốc, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc khó có thể cầm cự vì chính sách “zero Covid”. Một số tổ chức kinh tế lớn như Goldman Sachs đã hạ thấp dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc từ mức 3,2% xuống còn 3%.
Thậm chí đến tỷ phú Nhậm Chính Phi, ông chủ của tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei còn phải than thở về tình trạng các doanh nghiệp bị thu hẹp và đóng cửa trên diện rộng. “Cảm giác ớn lạnh được truyền sang tất cả mọi người”, ông Nhậm nói.
Tencent và Alibaba đều đang sa thải hàng loạt nhân viên. Nguồn cung cho vay mua nhà ở hơn 20 tỉnh, thành đã bị cắt. Có nhiều nơi còn không trả được lương cho nhân viên. Trong hoan cảnh kinh tế như vậy, tại sao Trung Quốc lại miễn trư một số tiền lớn như vậy, còn nợ châu Phi thì sao? Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc cũng không còn cách nào khác mà buộc phải miễn nợ cho châu Phi.
Trung Quốc dính bẫy của chính mình với tham vọng Vành đai Con đường
Bài viết trên Secret China cho biết: “Để theo đuổi các mục tiêu chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện sáng kiến Một vành đai, một con đường trong nhiều năm, kết quả là các quốc gia này rơi vào khủng hoảng nợ không thể trả được”.
Các con nợ buộc phải tiếp cận vốn vay từ Trung Quốc. Một số khoản vay là để trả nợ cho các khoản vay trước đó. Chính phủ Trung Quốc cũng buộc phải cho vay, nếu không các nước đó sẽ quay lưng lại Trung Quốc ngay lập tức.
“Một mặt chính quyền Trung Quốc giăng bẫy các quốc gia đó vào cảnh nợ nần, thì chính quyền cũng bị mắc kẹt rất sâu, phải cho vay đi, cho vay lại, cuối cùng không còn cách nào khác là phải xóa nợ”, theo bài viết.
Nhưng các quốc gia đó đã quen với việc nhận tiền vay của Trung Quốc, họ có thể sẽ lại tiếp tục đi vay.
Điều mà ĐCSTQ nhắm tới là sự ủng hộ từ các quốc gia “con nợ”. Họ sẽ cung cấp những “lá phiếu sắt” cho Trung Quốc trong các cuộc bỏ phiếu quốc tế. Ví dụ, trong các trường hợp liên quan đến Đài Loan, các quốc gia “con nợ” sẽ phải ủng hộ lập trường của Bắc Kinh rằng “Đài Loan thuộc Trung Quốc”.
Các nước châu Phi đã biết tận dụng điều này để rút tiền từ Trung Quốc. Một số người châm biếm: “Các quốc gia châu Phi đã nắm được mật khẩu của các máy ATM Trung Quốc. Mật khẩu là ‘Đài Loan là một phần của Trung Quốc'”.
Các nước tham gia Vành đai Con đường: Quan chức giàu, còn dân vẫn nghèo
Viện trợ nước ngoài của chính phủ Trung Quốc là dựa trên lợi ích chính trị, trong khi các quan chức Trung Quốc dựa trên lợi ích của chính họ.
Các quan chức các nước sở tại cũng tim thấy lợi ích của chính họ khi tham gia Vành đai Con đường. Tại các nước này, các quan chức đều giàu có và người dân vẫn nghèo đói. Nhiều dự án không liên quan gì đến sinh kế của người dân.
“Cái gọi là Một vành đai, một con đường có nghĩa là các quan chức cả trong và ngoài nước đều tham nhũng, ném tiền ra đường, cuối cùng người dân Trung Quốc phải trả giá”, bài viết trên Secret China cho biết.
“Nền kinh tế Trung Quốc đã đi đến cuối con đường”.
Tác giả cho rằng: “Nếu ông Tập Cận Bình tái đắc cử trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới, sẽ có một trận lở đất kinh tế trên khắp Trung Quốc. ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với sự phản kháng quyết liệt trong nước, và ở nước ngoài cũng sẽ bị các nước trên thế giới loại bỏ”.
Có thể bạn quan tâm: