Theo y học, tâm khó chịu, tâm đố kỵ với người khác gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tinh thần con người. Nếu không kịp thời nhận ra để loại bỏ thì cuộc sống của chúng ta sẽ gặp nguy hiểm.

Tác hại của tâm đố kỵ về mặt y học

Theo sách “Hoàng Đế Nội Kinh” thảo luận: trăm bệnh đều do tức khí mà thành. Khi lửa ghen bùng cháy, thần trí con người lơ đễnh, thần khí rời rạc, tinh lực hao tổn. Thiếu tinh huyết nên ngoại tà xâm nhập, thận suy dương thất, qua thời gian sẽ gây ra nhiều chứng bệnh.

Ảnh hưởng của tâm đố kỵ đến sức khoẻ và tinh thần con người
Những tác hại nguy hiểm về mặt y học (ảnh minh hoạ tổng hợp trên Internet).

Người có lòng đố kỵ thường xuất hiện tình trạng chức năng tiêu hoá kém: đau dạ dày, buồn nôn; u uất thường xuyên khiến máu não lưu thông chậm hay tắc nghẽn mạch máu não dẫn đến bệnh đau đầu, đau nửa đầu; tim đập nhanh, đập loạn nhịp gây nên các bệnh như đau co thắt tim mạch, đột quỵ; về tổng thể đều bất lợi nên cơ thể loã hoá, nhanh già yếu.

Đố kỵ là một phản ứng tâm lý khiến người ta đau khổ, khó chịu. Biểu hiện trên trên bề mặt là sự hờn ghen, oán hận, tức giận, uể oải, ngưỡng mộ… Người nhiều đố kỵ thường phải suy tính, họ kém ăn, mất ngủ. Lục phủ ngũ tạng không có thời gian nghỉ ngơi, tạo áp lực lên các cơ quan như cơ, xương.

Trung y cũng quan niệm rằng: sinh mệnh sống trong trời đất cần thuận theo tự nhiên mà sinh tồn. Ví dụ: mặt trời lên thì thức dậy, mặt trời lặn thì đi ngủ… Sinh hoạt trái với quy luật tuần hoàn, dẫn đến suy giảm chức năng hệ miễn dịch, mất cân bằng chức năng đại não, bệnh tật phát sinh và cuối cùng dẫn đến cái chết.

Tâm đố kỵ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần

Bệnh trầm cảm

Tâm đố kỵ là một loại thuốc độc, nó không chỉ có tác động tiêu cực đến thể trạng mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần con người. Bệnh độc nơi tinh thần có thể khiến con người chìm vào trạng thái không thanh tỉnh. Vì thần trí không bình thường, người ta tự nhốt mình trong không gian chật hẹp do họ tạo nên, thậm chí vì quá thống hận họ sẽ tự kết liễu đời mình.

Ảnh hưởng của tâm đố kỵ đến sức khoẻ và tinh thần con người
Trầm cảm – căn bệnh thời hiện đại (ảnh minh hoạ: Benhviennhitrunguong)

Y học cổ truyền phương Đông cũng cho rằng: vật chất và ý thức có mối liên quan tương thông mật thiết, chúng là một thể thống nhất, hay còn gọi là đệ nhất tính. Khi sức khoẻ một người không đủ tốt, tinh thần của họ không khởi lên được.

Y học hiện đại gọi đó là chứng rối loạn giả bệnh lên bản thân, so với Trung y thì không có nhiều khác biệt.

Những kẻ phạm tội mù quáng

Tâm đố kỵ khiến con người trở nên nhỏ nhen, không còn đủ lý trí để phân biệt tốt – xấu, đúng- sai. Từ đó tạo ra những suy nghĩ và hành vi sai lầm, khiến cuộc đời của họ dần tệ hại và rơi xuống vực thẳm.

Người đố kỵ thường ganh ghét với người thành công hơn họ. Ở sau lưng đối phương mà tung những tin đồn ác ý, đặt điều bôi nhọ thanh danh nhằm hạ bệ người. Sự ghen tuông quá mạnh mẽ có thể khiến nhiều người trở thành tội phạm nguy hiểm: chiếm đoạt tài sản, bắt cóc tống tiền, thậm chí giết người hại mệnh…

Tháng 10 năm 2019, người hâm mộ Hàn Quốc choáng váng trước sự ra đi của ca sĩ Sulli Choi (Choi Jin Ri). Cô được cảnh sát tìm thấy trong tư thế treo cổ tại nhà riêng của mình. Nhiều người cho rằng nguyên nhân cái chết là do cô không thể chịu đựng thêm nữa những áp lực đến từ sự chỉ trích, bình phẩm của truyền thông và những người căm ghét mình.

Ảnh hưởng của tâm đố kỵ đến sức khoẻ và tinh thần con người.
Cười trên nỗi đau của người khác là một tính xấu nhất định phải tu bỏ (ảnh minh hoạ: Nhadatmoi).

Cho dù người xưa đã có lời nhắc nhở sâu sắc: “cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười”, nhiều người họ vẫn giữ thú vui vô cùng ích kỷ và tàn nhẫn: hả hê trước nỗi đau của người khác, mãn nguyện trước thất bại của người khác.

Hoá giải tâm đố kỵ

Để sống không đố kỵ, ganh ghét là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, với những tác hại nguy hiểm chúng mang đến, chúng ta nên cố gắng loại bỏ chúng khỏi cuộc sống.

Thay vì chú ý đến đời tư của người khác, chúng ta có thể quay trở về tập chung trí lực phát triển mục tiêu của bản thân mình. Học cách tiếp nhận và hài lòng với những gì chúng ta có. Danh ngôn có câu: “trong mệnh có thì cuối cùng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ cưỡng cầu”, hiểu được như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ trôi đi nhẹ nhàng hơn, bình phẳng hơn.

Ảnh hưởng của tâm đố kỵ đến sức khoẻ và tinh thần con người.
Buông bỏ tâm đố kỵ cho cuộc sống hạnh phúc, thong dong, tự tại (ảnh minh hoạ: Lamnguoi).

Học cách tôn trọng quyền riêng tư, quyền lợi cá nhân về danh dự, uy tín của người khác. Loại bỏ bớt cái tôi ích kỷ của bản thân, vui với hạnh phúc của người và chia sẻ những khó khăn với họ bằng tấm lòng lương thiện.

Luôn tự nhắc nhở về những tác động nguy hiểm của tâm đố kỵ. Con người ta thuận theo chúng là tự hại mình, hại người rồi đi vào con đường bế tắc, có khi phải chịu sự trừng trị của pháp luật và phải đối mặt với toà án lương tâm mà dằn vặt.

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: