Bão số 13 (tên quốc tế là Vamco) vẫn mạnh ở mức Cuồng phong cấp 1 (CAT 1) khi gần bờ. Chuyên gia khí tượng Nguyễn Ngọc Huy nhận định bão có khả năng đổ bộ vào Bắc Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, sau đó đi theo hướng Tây – Tây Bắc sang Quảng Trị và Quảng Bình.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão. Bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên.

Dự báo 24h tới, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây, vận tốc 15-20km/h.

Đến 4 giờ ngày 14/11, tâm bão trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Vùng gần tâm bão có sức gió mạnh nhất cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Chuyên gia Biến đổi Khí hậu và Phòng chống Thiên tai – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy nhận định: Bão có khả năng đổ bộ vào Bắc Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế sau đó đi theo hướng Tây – Tây Bắc sang Quảng Trị và Quảng Bình. Bão 13 có cấp gió dự kiến cấp 10-11, giật cấp 12-13 khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Trị. Khu vực có gió cấp 8-9, giật cấp 10 gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình. Vùng mưa lớn từ Quảng Ngãi đến Hà Tĩnh. 

Thời gian đổ bộ: Đêm, rạng sáng ngày 15/11. 

Ảnh chụp màn hình từ Zing.

Chuyên gia khuyến cáo

Cơn bão này có gió RẤT LỚN kèm MƯA LỚN trên một khu vực đang sẵn nước lụt cao nên việc ứng phó phải kết hợp tránh gió bão và tránh lụt. Vì vậy người dân cần tìm đến nhà kiên cố cao tầng để tránh bão. Mọi hoạt động sơ tán phải kết thúc trước 18h ngày 14/11. 

Không ở lại các nhà cấp 4, nhà lợp tôn, ngói, nhà có tường yếu. 

Cách sơ tán tránh bão an toàn nhất là tìm đến nhà cao tầng, bê – tông nơi gần nhất. 

Ảnh hưởng của bão

Vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và phía Bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10.

Vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 8-10m, biển động dữ dội.

Trong 24 giờ tới gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên. Toàn bộ tàu thuyền chịu tác động của gió giật mạnh.

Tờ Zing đưa tin, do bão Vamco diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện đến UBND các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Công điện yêu cầu tập trung lên phương án ứng phó bão.

Một buổi họp bàn cách ứng phó báo số 13 (ảnh chụp màn hình VOV).

Theo đó, các địa phương rà soát, kêu gọi tàu thuyền còn hoạt động trên biển bão hoạt động nhanh chóng rời khỏi vùng nguy hiểm và về nơi tránh trú. Cần tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn. Chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ hạn chế thiệt hại. Quyết định việc cấm biển tùy theo tình hình địa phương và diễn biến bão.

Các lực lượng chức năng sơ tán người dân trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản và trên tàu, thuyền trước khi bão đổ bộ.

Trên đất liền, Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương triển khai biện pháp bảo vệ nhà cửa, trụ sở, trường học, cây xanh… để hạn chế thiệt hại do bão.