Sau thời gian dài thị trường bất động sản (TT BĐS) khuấy đảo, thời gian qua, những chính sách của Nhà nước cùng với tiến trình lên xuống của thị trường khiến các hoạt động giao dịch im hơi lặng tiếng.

Các giao dịch được ghi nhận là giảm sút đáng kể, hàng loạt thương vụ không thành công khi khách hàng bỏ cọc, nhiều người dân rơi vào tình trạng “ôm hàng” trong một thời gian mà chưa nhìn thấy khung cảnh lạc quan của đầu ra.

Tuy nhiên, một số phân tích dưới đây có thể đã mở thêm tia sáng mới cho TT BĐS trong thời gian tới.

Động thái từ phía Nhà nước

Mới đây Nhà nước đã có những động thái tích cực cho việc nới “room” tín dụng vào giữa quý 3 và quý 4. Theo Yuanta dự báo các ngân hàng sẽ nhận được hạn mức tín dụng cao hơn trong quý 3/2022, đồng thời cho rằng NHNN sẽ nới ‘room’ tín dụng trong tháng 8. Yuanta cũng cho hay, ngành ngân hàng đang giao dịch với P/B 2022 dự báo là 1,2 lần, với tỷ suất ROE 2022 dự báo là 21% (theo Bloomberg). Công ty chứng khoán này cho rằng đây là mức định giá hấp dẫn, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung vào các ngân hàng hàng đầu như Vietcombank (VCB), MB ( MBB), ACB (ACB), Sacombank (STB) và VPBank (VPB).

Với TT BĐS, việc nới lỏng “room” từ ngân hàng là chìa khóa chính để quyết định độ tăng trưởng của ngành này. Động thái này từ Ngân hàng Nhà nước sẽ là dấu hiệu tích cực cho TT BĐS thời gian tới.

Các địa phương đã có động thái giúp mở cửa TT BĐS.
Các địa phương đã có động thái giúp mở cửa TT BĐS.

Ngoài ra, hiện nay các địa phương đã có văn bản về việc mở rộng các nội dung đã thắt chặt với TT BĐS trong thời gian vừa qua. Theo đó, chính sách đã cởi mở hơn thay vì việc không tiếp nhận hồ sơ xin chuyển mục đích của người dân như trước đây. Việc không cho chuyển mục đích đã hạn chế rất nhiều việc người dân tách thửa, chuyển nhượng trong thời gian vừa qua. Việc cho phép nâng hạn mức đất ở thông qua chuyển mục đích sử dụng đất là đòn bẩy cho việc thúc đẩy nguồn cung dồi dào cho TT BĐS trong thời gian tới đây.

Văn bản mới của huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đem đến tín hiệu khả quan vơi các giao dịch trên TT BĐS.
Văn bản mới của huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đem đến tín hiệu khả quan vơi các giao dịch trên TT BĐS.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có các chính sách thúc đẩy về việc phát triển cơ sở hạ tầng của của các địa phương như hệ thống đường xá, trường trạm, các khu vực dân sinh và công cộng chung. Các tập đoàn tư lớn về BĐS cũng đang trong tiến trình thúc đẩy xây dựng các dự án của mình như Eco Park, Vin Home, Golden City …., sẽ có các dự án mở bán trong thời gian tới.

Theo Tạp chí Kinh tế và dự báo, nhờ vào phục hồi trên diện rộng, GDP quý 2/2022 của Việt Nam đã tăng ngoạn mục 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực. Về mặt giá cả, HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình 3,5% trong năm 2022, với những chính sách kinh tế phù hợp đến từ nhà nước. Điều này cho thấy kinh tế chung có bước tăng trưởng cao thời gian tới; đó là cơ sở để TT BĐS sẽ có cơ hội “nóng” trở lại, bởi BĐS luôn luôn là sản phẩm thiết yếu và là tài sản mong muốn sở hữu chính đáng của người dân.

Tín hiệu từ phía các sàn BĐS và chủ đầu tư

Tâm lý “chờ sóng” trở lại đã giúp các sàn BĐS vẫn dùng chính sách “giữ quân”, theo đó các sàn BĐS cũng tích cực trong việc khai thác khách hàng và xây dựng các hình thức maketing để hâm nóng thị trường và chờ thời cơ. Số lượng các sàn vẫn không có xu hướng giảm trong thời gian qua như một dự đoán về chiều hướng tốt hơn từ chính sách vào thời gian tới cho ngành nhạy cảm này.

Các chủ đầu tư BĐS đang là mắt xích chính trong chuỗi dây chuyền của thị trường. Do các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm thị phần lớn, ước tính rơi vào khoảng 70 – 80%, nguồn tiền đầu tư chủ yếu là tiền nhàn rỗi, hoặc đã được giải ngân trước khi Ngân hàng nhà nước đóng room và tăng lãi suất nên ảnh hưởng đến các chủ đầu tư là không nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Việc “bình chân như vại” của các nhà đầu tư đã làm cho thị trường BĐS “bớt nóng” và hứa hẹn sẽ có sự “tăng nhiệt” trong thời gian tới dựa vào những chiều hướng tích cực từ kinh tế chung và chính sách từ nhà nước.

Sau hơn 2 năm nghỉ dịch, nay nền kinh tế đã cơ bản quay trở lại và có mức tăng trưởng tốt trong thời gian vừa qua. Theo đó, những người dân có nhu cầu mua đất và làm nhà ở cũng có chiều hướng tăng lên, dù giá xăng dầu và giá vật liệu xây dựng có tăng lên vào thời gian vừa rồi.

Ngoài ra, số lượng đăng ký kết hôn sau kỳ dịch dài vừa qua là tăng đột biến vào thời gian quý 2, quý 3 năm nay. Dự đoán song song là nhu cầu về nhà ở, chung cư sẽ tăng lên vào thời gian tới, do mong muốn được ra ở riêng của các gia đình trẻ. Đây hứa hẹn sẽ có một nguồn khách hàng dồi dào vào thời gian tới. Đó cũng là một xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển chung của xã hội.

Việc TT BĐS sẽ có chiều hướng “ấm lên” trong thời gian tới là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên để có mức “nóng”, “sốt” như thời gian qua của quý 4/2021 và quý 1/2022 thì phải chờ đợi các quyết sách từ phía nhà nước đối với nền kinh tế chung và tình hình xã hội của thời gian tới. Trước khi có thông tin tích cực mới thì các chủ đầu tư và người dân vẫn đang trong tình trạng “chưa biết đường nào mà lần” đối với TT BĐS tại thời điểm hiện tại.

Có thể bạn quan tâm