Cá trê lươn tạo thành một nhóm hàng trăm con để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi lớn hơn.

Sự thật thú vị là nếu cá lớn có nọc độc và có thể gây ra vết chích đau đớn thì những con cá nhỏ chỉ có thể tạo ra một loại nọc độc nhẹ, làm ngứa ngón tay của những người lỡ đặt chạm vào.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận khi xem hàng trăm con cá trê lươn uyển chuyển dưới đáy biển:

“Giống như ba con gấu trúc mặc áo mưa, nhưng ấn tượng hơn nhiều”.

“Mới được thấy trong phim (Finding Nemo) giờ mới biết có ngoài đời thật. Thiên nhiên thật kỳ diệu”.

“Đỉnh thật sự à nha”.

“Rất có kỷ luật”.

“Đi bơi mà gặp đàn cá như thế này chắc tui quay đầu bỏ chạy”.

Video ghi lại cảnh hàng trăm con cá trê lươn uyển chuyển dưới đáy biển nguồn dẫn từ Twitter được báo VnExpress đăng tải:

Xem thêm video: Đàn cá trê ‘khổng lồ’ chen chúc ăn gần bờ

Nhiều con cá trê ở phía sau đã phải ăn trong tình trạng hoàn toàn không chạm nước và dường như muốn nói “anh dì ơi, cho thức ăn ra xa thêm một chút nào”.

Video ghi lại khoảnh khắc đàn cá trê chen chúc ăn:

Họ cá trê là các loài cá trong họ có danh pháp khoa học là Clariidae. Họ Clariidae là một phần của bộ Siluriformes nằm trong lớp Actinopterygii (cá vây tia). Họ này bao gồm 15 chi và khoảng 114 loài cá trê. Tất cả các loài cá trê đều là cá nước ngọt.

Các loài cá này có khả năng lấy oxy từ không khí do chúng có khả năng hít thở không khí nhờ một cơ quan phức tạp mọc ra từ vòm mang. Một vài loài có khả năng vượt một khoảng cách không lớn trên mặt đất như Clarias batrachus.