Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm cấp cao xoay quanh vấn đề Nga-Ukraine. Trong khi Mỹ ra tuyên bố về nội dung cuộc điện đàm ngắn gọn và sơ sài, thì phía Trung Quốc đã công bố nội dung chi tiết những gì Tổng thống Biden nói. Giới phân tích cho rằng, ông Biden đã phục tùng ông Tập Cận Bình ở 5 điểm. Đổi lại ông Tập sẽ đứng về phía Mỹ để tiêu diệt Nga. Tuy nhiên, ông Putin lại đang lợi dụng ông Tập trong cuộc chơi này. 

Trung Quốc công khai nội dung cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden

Ngày 18/3, Nhà trắng ra tuyên bố về nội dung của cuộc điện đàm cấp cao giữa ông Tập và ông Biden.

Nội dung của trò chuyện tập trung vào cuộc tấn công của Nga đối với Ukraine. Tổng thống Biden đã vạch ra quan điểm của Hoa Kỳ và các Đồng minh cũng như các đối tác về cuộc khủng hoảng này. Tổng thống Biden nói rằng sẽ có những tác động và hậu quả nếu Bắc Kinh hỗ trợ vật chất cho Moscow khi Nga tấn công Ukraine. Ông Biden nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở, nhằm theo dõi sự cạnh tranh giữa hai nước. Tổng thống nhắc lại rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan không thay đổi và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ tiếp tục phản đối bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng của hòn đảo. 

Tuy nhiên, tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về nội dung của cuộc điện đàm này lại rất khác biệt. Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc viết khá dài và chi tiết với các ý chính như sau:

Thứ nhất: Hoa Kỳ từ chối Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc

Trước hết chúng ta cần hiểu chiến tranh lạnh là gì? Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh với tình trạng xung đột chính trị tiếp nối cùng với sự căng thẳng về quân sự và cạnh tranh gay gắt về kinh tế.

Đối với Trung Quốc mà nói, nếu Hoa Kỳ phát động cuộc Chiến tranh lạnh, thì nó là cuộc tấn công toàn diện. Nếu Chiến tranh lạnh xảy ra, thì nó sẽ dẫn tới việc Trung Quốc bị suy yếu toàn lực, tất sẽ “chia năm sẻ bảy” và  đồng nghĩa với sự sụp đổ của chế độ cầm quyền.

Nói cách khác, đây là việc tái hiện lại sự kiện Ba Lan hóa vào cuối thời Chiến tranh Lạnh ở Liên Xô. Khi đó thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không còn tồn tại. Nhưng ông Biden đã giúp cho chính quyền Trung Quốc tránh được thảm kịch này bằng cách loại bỏ mối đe dọa về Chiến tranh Lạnh ra khỏi phương trình nghị sự của mình. Giờ đây,  Trung Quốc không còn phải dè chừng Hoa Kỳ trong ít nhất hai năm tới.

Thứ 2: Không nhằm mục đích thay đổi chế độ của Trung Quốc

Trong cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, ông Biden đảm bảo với Chủ tịch Trung Quốc rằng Mỹ không muốn thực hiện một sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc và họ hài lòng với cách thức hoạt động của ĐCSTQ.

Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ  làm ngơ và thậm chí là ủng hộ sự vi phạm tàn bạo vấn đề nhân quyền  nghiêm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc. Còn đối với Biển Đông hay các vấn đề mâu thuẫn hay xung đột giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì ông Biden tất nhiên sẽ không can thiệp hay lên tiếng. Thậm chí ông Biden có thể sẽ hỗ trợ Trung Quốc. 

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nâng ly chúc mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, vào ngày 25/9/2015. Ông Biden bị chỉ trích vì tạo điều kiện cho Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (ảnh: Wikimedia Commons).
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nâng ly chúc mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, vào ngày 25/9/2015. Ông Biden bị chỉ trích vì tạo điều kiện cho Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (ảnh: Wikimedia Commons).

Thực tế thì đây là bản sao chính sách của Obama ở khu vực Biển Đông. Trong thời cầm quyền của Obama, dưới sự hậu thuẫn của ông ta, Biển Đông đã bị Trung Quốc xâm lấn hết lần này tới lần khác, các dàn khoan của Trung Quốc thậm chí còn tiến sâu hơn vào thềm lục địa của Việt Nam.

Thứ 3: Liên minh không chống lại Trung Quốc

Trong thời cầm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump, ông đã thành lập Liên minh bộ tứ Quad gồm: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc để kiềm chế và thách thức Trung Quốc về mặt quân sự và trong các lĩnh vực chiến lược.

Khi ấy, cựu Tổng thống Trump đã thực hiện hàng loạt những chính sách nhằm cởi trói quốc phòng cho Nhật Bản, mục đích là để Nhật Bản trở thành cảnh sát khu vực, đưa Trung Quốc về với quỹ đạo của mình và chấm dứt tham vọng nuốt chửng Biển Đông cũng như đe dọa an ninh các nước nhỏ trong khu vực.

Mặc dù sau đó, dưới thời của Tổng thống Joe Biden, ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ cốt lõi của Quad. Australia sẽ được chuyển giao các tàu ngầm hạt nhân. 

Nhưng bây giờ một lần nữa, ông Biden nói với Tập Cận Bình một cách rõ ràng rằng “việc phục hồi các liên minh của nó không nhằm vào Trung Quốc”. Giới quan sát cho rằng, đây là vô hiệu hoá các liên minh mà ông Trump trước đó đã thành lập.

Những người ghét Trump sau khi vỡ mộng về ông Joe Biden đã bày tỏ mong muốn ông Donald Trump trở lại làm tổng thống (ảnh: Wikimedia Commons).
Những người ghét Trump sau khi vỡ mộng về ông Joe Biden đã bày tỏ mong muốn ông Donald Trump trở lại làm tổng thống (ảnh: Wikimedia Commons).

Thứ 4: Ông Biden từ bỏ Đài Loan

Trong cuộc điện đàm với Tập Cận Bình, Biden nói rằng Mỹ “không ủng hộ” Đài Loan độc lập. “Ông nhấn mạnh rằng chính sách của Mỹ về Đài Loan vẫn  không thay đổi  và Washington “tiếp tục phản đối bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng”.

Vậy chính sách chính thức của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là gì? Đó chính là ông Biden ủng hộ ‘nguyên tắc một Trung Quốc’ của Bắc Kinh. Vì vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy ông Biden tiến tới việc chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia trong những nỗ lực chống lại Trung Quốc. Ngoài ra, không có cảnh báo trước bất kỳ cuộc xâm lược vũ trang nào vào Đài Loan, cũng như không có bất kỳ cam kết nào đối với quyền tự quyết và độc lập của Đài Loan. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (ảnh chụp màn hình Express). Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc chưa có đủ tiềm lực xâm lược Đài Loan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (ảnh chụp màn hình Express).

Điều này dấy lên 1 hoài nghi: Liệu Mỹ dưới thời của Joe Biden, thì ông ta sẽ viện trợ quân sự cho Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc xâm lược hay không? Thực sự rất khó có thể đảm bảo được.

Thứ 5: Hoa Kỳ không có ý định tìm kiếm xung đột với Trung Quốc

Chúng ta biết rằng, Đài Loan là mặt trận duy nhất có thể gây ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khi TT Biden đảm bảo với Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để hỗ trợ Đài Loan chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa với việc ông khẳng định với Bắc Kinh rằng ông không muốn chống lại ĐCSTQ. 

Không chỉ vậy Biden đang trở thành phiên bản thứ 2 của Richard Nixon đó là làm “Trung Quốc vĩ đại trở lại”.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào mà Trung Quốc lại có thể khuất phục được ông Biden như vậy?

Giới phân tích cho rằng, có thể xảy ra một thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ. Đó là Trung Quốc sẵn sàng giúp Biden giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Tức là, đứng về phía Mỹ và tiêu diệt Nga. Vì Nga và Putin là chương trình nghị sự cốt lõi của Tổng thống Biden. Cho nên ông ta cần phải hoàn thành nó. Và khi đó Tập Cận Bình sẽ đưa ra một điều kiện rõ ràng rằng, Biden phải từ bỏ ủng hộ chủ quyền đối với Đài Loan. 

Nếu điều này xảy ra, thì đây sẽ là hồi chuông cảnh báo vang lên ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. 

Ông Putin đang tranh thủ sự trợ giúp của Trung Quốc

Nga đã bắt đầu sử dụng Trung Quốc để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Trung Quốc gần đây đã tuyên bố rằng chính phủ phản đối các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và sẽ không tham gia với phương Tây.

Quách Thụ Thanh (Guo Shuqing), Chủ tịch Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, tuyên bố thẳng thừng: “Mọi người đang theo dõi xung đột quân sự gần đây giữa Nga và Ukraine….Về các biện pháp trừng phạt tài chính, chúng tôi không ủng hộ điều đó.”

Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với vận tải hàng hải và hàng không, truyền thông Trung Quốc đưa tin, lúa mạch và các mặt hàng tiêu dùng khác vẫn tiếp tục đi lại giữa Nga và Trung Quốc thông qua các tuyến đường sắt Trung Quốc-Châu Âu.

Tờ Hoa Nam buổi sáng đưa tin hồi đầu tháng này, 50 toa lúa mạch do Tập đoàn Minsheng  thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc mua đã được vận chuyển từ thành phố Novosibirsk ở Siberia của Nga đến Tế Nam,Trung Quốc.

Như vậy có thể thấy, phá bỏ mọi giới hạn đối với lúa mì Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Bắc Kinh vẫn tiếp tục mở cửa cho nhập khẩu lúa mì của Nga.

Tất cả các biện pháp như vậy giúp Nga tránh được hậu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế của mình. Mặc dù phương Tây đang cô lập nền kinh tế Nga, nhưng Putin vẫn sẵn sàng kiếm nhiều tiền hơn từ Trung Quốc. Trong khi đó, thế giới phương Tây có vẻ như đang loay hoay trong hệ luỵ của các cuộc khủng hoảng.

Nhưng có một điều kỳ lạ, ngay cả khi các báo cáo về việc Trung Quốc giúp đỡ Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine thu hút sự chú ý trên các phương tiện truyền thông phương Tây, Mỹ và EU vẫn giả vờ như không biết gì. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo EU khẳng định sẽ tiếp tục hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 1/4 bất chấp các báo cáo về việc Trung Quốc đang xem xét hỗ trợ quân sự cho Moscow.

Tương tự, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã nói với CNN rằng Trung Quốc nên “hiểu rằng tương lai của họ là với Hoa Kỳ, với châu Âu, với các nước phát triển và đang phát triển khác trên thế giới. Tương lai của họ không phải là đứng cùng với Vladimir Putin”.

Thay vì áp đặt các biện pháp trừng phạt, phương Tây đang cố gắng xoa dịu và giành lấy Trung Quốc và coi Trung Quốc như một chỗ dựa. Đây chính là yếu điểm của phương Tây, họ không sẵn lòng từ chối lợi ích từ Trung Quốc. Tổng thống Nga Putin đã lập tức nắm bắt được điểm yếu này. Ông ấy đang lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ ở mặt trận Bắc Kinh để trốn tránh các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Trong cuộc chơi này, rõ ràng cả Nga và Trung Quốc đều đang được hưởng lợi ích của mình, còn Mỹ thì đang trở thành yếu thế.