Sau nhiều tiếng nói của người dân và chuyên gia, Bộ Tài chính cũng trình Thủ tướng giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT với xăng dầu.

Thông tin này được đại diện Bộ Tài chính chia sẻ sáng 30/6; tuy nhiên, vị này không nói rõ là mức giảm cụ thể là bao nhiêu.

Nếu Thủ tướng phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ trình phương án này lên các thành viên của Chính phủ. Theo quy trình, dự thảo Nghị định giảm thuế phải xin ý kiến các bộ, ngành và sự thẩm định của Bộ Tư pháp. Sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính sẽ trình xin ý kiến Chính phủ, theo báo VnExpress

Giảm thuế là giải pháp cần được làm nhanh nên thường được thực hiện theo trình tự rút gọn, việc lấy ý kiến các bên có thể chỉ mất 3-5 ngày. Còn thời hạn thẩm định, thẩm tra là 7 ngày (giảm 8 ngày so với thông thường). Như vậy, thời gian lấy ý kiến và thẩm định dự thảo nghị định giảm thuế theo thủ tục rút gọn kéo dài từ 7 tới 27 ngày.

Dù động thái của Bộ Tài chính được đánh giá là “có tiến bộ hơn” nhưng vẫn nhận nhiều lời chê trên các diễn đàn.

Độc giả để lại bình luận dưới bài viết trên báo Vietnamnet (ảnh chụp màn hình).
Độc giả để lại bình luận dưới bài viết trên báo VnExpress (ảnh chụp màn hình).

Báo Lao Động cho biết, trong 2 tháng vừa qua giá bán lẻ xăng trong nước đã năm lần lập đỉnh. Ngày 21/6, mỗi lít xăng RON 95-III tăng lên mức cao nhất lịch sử là 32.870 đồng. Sau 16 đợt điều chỉnh, trong đó 12 lần tăng giá, hiện mỗi lít xăng RON 95-III tăng thêm 9.000 đồng, còn E5 RON 92 là 8.150 đồng so với hồi đầu năm nay. Dầu diesel tăng thêm gần 11.800 đồng so với thời điểm 11/1.

Giá xăng dầu “cõng” thuê rất nhiều các loại thuế, phí (ảnh chụp màn hình báo VnExpress).

Mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng được cấu thành từ giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95, xăng sinh học E5 RON92 là 8%), thuế nhập khẩu 10%, thuế VAT 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.900 – 2.000 đồng (sau khi được giảm 50% từ 1/4 năm nay).

Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường về mức kịch sàn đối với xăng, dầu. Tuy nhiên, mức giảm thêm 1.000 đồng (xăng), 500 đồng (dầu), theo các chuyên gia, vẫn quá ít và không còn mấy tác dụng như đợt giảm thuế cách đây 3 tháng. Do đó, theo chuyên gia, việc giảm thêm các loại thuế khác như tiêu thụ đặc biệt và VAT là cần thiết lúc này.

Có thể bạn quan tâm: