Cần thủ bị con cá kéo xuống nước 6 lần trước sự hò reo của đám đông. Nhưng sau khi câu được cá và chinh phục nó, cần thủ chụp ảnh, rồi thả cá về với tự nhiên.
- Video: Cụ ông nhảy xuống hồ cạy hàm cá sấu cứu chó cưng
- Video: Chuột mẹ cõng cả đàn con đi trên dây điện
Tóm tắt nội dung
Video ghi lại sự việc
Nguồn video: VnExpress.
Góc bình luận: “Thả ra cá trắm khủng sẽ kiếm được nhiều hơn so với bắt, vừa ý nghĩa mà vừa hay”
Nhiều cư dân mạng đã bình luận sau khi xem xong video:
– Thả nó về với tự nhiên, hành động ”nhân nghĩa” nhưng sao ông lại đi câu nhỉ?
– Chiến lợi phẩm này oách nha, thật đúng là một ngày thật đẹp trời.
– Con cá trắm này mà om dưa thì cả làng ăn nhỉ.
– Hành động rất nhân văn, cần thủ Li đã thả con cá về với tự nhiên!
– Đúng là cần thủ và cái kết thật nhân văn dành cho con cá. Tuyệt vời.
– Thích cái kết cuối ghê. Like cho ông Li.
– Nhân quả giữa con người và thế giới động vật, muôn loài, tri thức của con người là như vậy, mỗi chúng ta đều có lương tâm để vũ trụ luôn tồn tại bền vững, một hành động hy hữu và rất cảm động.
Câu cá không mồi – Thuật dưỡng sinh độc đáo của Khương Tử Nha
Ai đã từng xem phim “Người tình của Tần Thủy Hoàng” hẳn còn nhớ cảnh Tần Thủy Hoàng và A Phòng cầu xin Khương Thái Công xuất hiện. Thực ra, Khương Thái Công vốn là “nhân vật có thật”; nổi tiếng với nghệ thuật câu cá dưỡng sinh không cần mồi.
Câu cá không mồi – Câu được cá không phải là mục tiêu
Khương Tử Nha dùng câu làm thuật dưỡng sinh. Suốt mấy chục năm trời, dù giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, hễ rảnh rỗi là lại vác cần ra bờ sông câu cá; lặng lẽ nhìn trời nước một màu …
Với ông, câu cá thực chất chỉ là hình thức bên ngoài. Không quan trọng là có câu được cá hay không. Câu được cá không phải là mục tiêu. Chủ yếu là câu cá để có điều kiện yên tĩnh ngắm phao nổi, ngắm cá bơi lội tung tăng vui chơi. Nước sông lấp lánh, hàng liễu đung đưa bên bờ, tiếng chim hót và bầu trời xanh bao la… Đó là những điều đã giúp ông trấn tĩnh tinh thần và trui rèn ý chí. Còn động tác nhấc cần lên, thả cần xuống nước thì giúp ông vận động cơ thể, giúp xương khớp dẻo dai hơn.
Chính nhờ thuật dưỡng sinh độc đáo về thể chất và tinh thần như vậy mà Khương Thái Công đã sống đến 97 tuổi. Trong thời đại mà người 70 tuổi được coi là “xưa nay hiếm”; làm được như vậy quả là không dễ!
Thuật dưỡng sinh độc đáo của Khương Tử Nha…
Người đời sau đã đúc kết bí quyết về thuật dưỡng sinh của Khương Tử Nha như sau: “Khoáng đạt, đạm bạc, động tĩnh điều hòa, thiên nhân hợp nhất”.
Từ góc độ dinh dưỡng, câu cá là một hình thức hoạt động rất hài hòa và thống nhất giữa cơ thể và trí óc. Nếu phân tích cụ thể hơn, có thể thấy rằng câu cá có những lợi ích cho thể chất và tinh thần:
Một là, những nơi có ao hồ, sông suối có môi trường sinh thái rất tốt. Cây xanh, không khí trong lành, nhiều ion điện tích âm giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch. Cảnh tĩnh lặng khiến lòng người rộng mở, tinh thần vui tươi. Việc tắm mình lâu trong môi trường tự nhiên đó rất có lợi cho quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất; đặc biệt là cải thiện não bộ và hệ thần kinh trung ương.
Hai là, các động tác thả cần câu, giật cá giúp toàn thân vận động nhịp nhàng; cột sống, chân, tay và cổ tay đều hoạt động với cường độ vừa phải; rất có ích cho việc rèn luyện cơ bắp và mạch máu.
Mượn việc câu cá để rèn thân, thử thách ý chí và lòng kiên nhẫn là một phát minh vô cùng độc đáo của Khương Thái Công. Nghệ thuật câu cá đã mang lại cho ông một tâm hồn rộng mở; một tinh thần mưu sự đại nghiệp cao cả không màng danh lợi.
Đó là sự thanh đạm và trí tuệ của một bậc thánh nhân. Chính nhờ những yếu tố này mà Khương Thái Công đã có tuổi thọ rất cao.
Phỏng theo DKN.TV/Lương y Thái Hư/ thuocvuonnha.com