Cây ngải cứu từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc quý có nhiều công dụng nổi bật trong việc chăm sóc sức khỏe. Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn bổ dưỡng, ngải cứu còn được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị nhiều chứng bệnh thường gặp.
- Ánh nắng buổi sáng – Liều thuốc tự nhiên cho sức khỏe
- Những điều cần lưu ý khi ăn sầu riêng để tránh gây hại cho sức khỏe
- Những loại nước ép không nên uống với thuốc, cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Bài viết sau đây sẽ tổng hợp toàn diện về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng, lưu ý, cũng như hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ngải cứu – một kho báu sức khỏe ngay trong vườn nhà.
Tóm tắt nội dung
Đặc điểm của cây ngải cứu
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.
Tên gọi khác: Ngải diệp, thuốc cứu
Họ thực vật: Cúc (Asteraceae)
Ngải cứu là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,5 – 1,2m. Lá mọc so le, hình lông chim, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới có lông trắng, mùi thơm hắc đặc trưng. Hoa mọc thành cụm nhỏ màu trắng ngà hoặc tím nhạt. Cây ưa đất tơi xốp, ẩm, thường được trồng tại các vùng đồng bằng hoặc trung du phía Bắc.
Tác dụng của cây ngải cứu: Những lợi ích nổi bật từ thiên nhiên
Ngải cứu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền với hàng loạt công dụng thực tế, dễ ứng dụng trong cuộc sống thường nhật:
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh
Lá ngải cứu giúp làm ấm tử cung, lưu thông khí huyết, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ. - Giải cảm, hạ sốt, giảm ho
Lá ngải cứu được dùng để nấu nước xông hoặc sắc uống giúp đẩy mồ hôi, giải cảm tự nhiên, giảm ho và chống viêm. - Giảm đau nhức xương khớp
Chườm nóng ngải cứu với muối hoặc giấm là phương pháp dân gian hiệu quả để làm giảm đau khớp, đau lưng, đau vai gáy. - Hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi
Ngải cứu kết hợp với gừng giúp tăng cường tiêu hóa, giảm chứng chướng bụng, đầy hơi. - Bồi bổ sức khỏe sau sinh, người suy nhược
Gà hầm ngải cứu là món ăn nổi tiếng giúp bổ khí huyết, rất tốt cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh hoặc thể trạng yếu.

Ngải cứu trong bữa ăn hằng ngày: Vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe
Không chỉ là vị thuốc, ngải cứu còn là nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn dân dã nhưng giàu giá trị dưỡng sinh:
- Trứng chiên ngải cứu
Ngải cứu non băm nhỏ trộn cùng trứng gà, chiên vàng đều. Món ăn đơn giản, dễ làm nhưng giàu công dụng giúp giảm mệt mỏi, đau đầu, điều hòa khí huyết. - Gà hầm ngải cứu
Gà ta hoặc gà ác nhồi ngải cứu, hầm với táo tàu, hạt sen. Đây là món ăn đại bổ cho người cần phục hồi sức khỏe. - Cháo ngải cứu – gừng
Cháo trắng nấu cùng lá ngải cứu thái nhỏ, gừng lát, có thể thêm trứng hoặc đậu xanh. Món ăn thích hợp khi cơ thể cảm cúm nhẹ hoặc kém ăn. - Canh ngải cứu nấu với trứng, hoặc nấu với thịt băm, hoặc nấu với cá rô phi / cá riếc
Canh ngải cứu nấu với trứng, hoặc nấu thịt, hoặc nấu với cá rô phi/ cá riếc giúp làm ấm cơ thể, dễ tiêu hóa, thích hợp dùng trong những ngày se lạnh.
Các bài thuốc dân gian đơn giản từ cây ngải cứu
- Giảm đau bụng kinh
Giã nát lá ngải cứu, vắt lấy nước uống hoặc sắc cùng nước, dùng 2–3 ngày trước kỳ kinh và trong những ngày đầu chu kỳ. - Trị đau xương khớp
Rang ngải cứu tươi với muối hột hoặc giấm, bọc vào khăn chườm lên vùng bị đau 20–30 phút mỗi ngày. - Trị cảm lạnh, sốt nhẹ
Nấu nước xông từ lá ngải cứu kết hợp sả, gừng, vỏ bưởi. Xông trong 10 phút sẽ giúp thông mũi, hạ sốt hiệu quả. - Chữa mất ngủ
Hãm lá ngải cứu khô như trà để uống buổi tối hoặc ngâm chân với nước ngải cứu ấm trước khi ngủ giúp an thần, ngủ sâu giấc. - Cầm máu vết thương nhẹ
Giã nát lá ngải cứu tươi, đắp lên vùng bị thương để cầm máu và sát trùng nhẹ.

Những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
- Không nên dùng ngải cứu liên tục quá 1 tuần để tránh kích thích thần kinh trung ương.
- Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Người mắc bệnh gan, cao huyết áp cần hạn chế hoặc dùng liều thấp.
- Tránh sử dụng ngải cứu sống với liều cao, đặc biệt trên người có cơ địa nhạy cảm.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ngải cứu tại nhà
Cách trồng:
Dùng cành bánh tẻ cắt đoạn 10–15cm, giâm vào đất ẩm.
Có thể trồng trong chậu, thùng xốp hoặc luống đất ngoài vườn.
Chăm sóc:
Tưới nước hằng ngày vào sáng hoặc chiều mát.
Cắt tỉa lá già để kích thích ra lá non.
Sau 2–3 tháng có thể thu hoạch, nên dùng lá non để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tái kết nối với thiên nhiên qua cây ngải cứu
Trong thời đại hiện đại hóa, tình trang thuốc giả tràn nan, việc trở lại với các phương thuốc tự nhiên như cây ngải cứu chính là một lựa chọn thông minh và bền vững. Với đặc tính dễ trồng, dễ dùng, giá thành rẻ mà hiệu quả cao, cây ngải cứu xứng đáng có mặt trong mọi gia đình như một “vị bác sĩ xanh” đáng tin cậy.
Hãy trân trọng món quà từ thiên nhiên này và chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng ngải cứu cho cộng đồng, để cùng nhau gìn giữ và phát huy những giá trị y học truyền thống quý báu.