Các nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ “chất chống oxy hoá” thấp có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh nặng ở người nhiễm COVID.

Glutathione là một chất chống oxy hóa được tạo ra từ ba axit amin trong cơ thể. Nó được gan sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại các loại phản ứng oxy hoá có thể làm hỏng tế bào của bạn.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết sự thiếu hụt glutathione với tình trạng nhiễm bệnh COVID nghiêm trọng. Dữ liệu cho thấy những người thiếu glutathione có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm COVID-19, theo một bài báo đăng trên Tạp chí ACS Infectious Diseases.

Một nghiên cứu trước đó được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 1 đã đánh giá sự khác biệt về khả năng đông máu giữa COVID-19 và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác không do coronavirus gây ra.

Nó cho thấy tỷ lệ đông máu không khác nhau giữa hai nhóm nếu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, họ phát hiện ra ở bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng, tình trạng tăng đông máu có tỷ lệ xuất hiện cao và qua trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Các biến chứng của tình trạng tăng đông máu bao gồm khó thở và các biến chứng nặng ở phổi.

Các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19 thường bao gồm chứng tăng đông máu. Mặc dù cơ chế sinh lý của tình trạng bất thường này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra liệu pháp chống đông máu giúp cải thiện kết quả sức khỏe.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thrombosis and Haemostasis vào tháng 6 năm 2020, những bệnh nhân nhập viện Đại học Padova ở Ý vì suy hô hấp cấp tính cho thấy “tình trạng huyết khối tăng đông rõ rệt”, “tương quan với một tiên lượng tồi tệ hơn”.

Có vẻ như một trong những điểm khác biệt giữa những người bị bệnh nhẹ và bệnh nặng có liên quan đến việc cơ thể giảm khả năng điều hoà phản ứng miễn dịch, dẫn đến cơn bão cytokine và tình trạng tăng đông máu thường đi kèm với nó. Glutathione đóng một vai trò trong cuộc chiến chống lại phản ứng viêm nghiêm trọng do SARS-CoV-2 gây ra.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí ACS Infectious Diseases gọi sự thiếu hụt glutathione rất có thể là “nguyên nhân gây ra các biểu hiện nghiêm trọng và tử vong ở bệnh nhân COVID-19”.

Trong nghiên cứu đó, họ đưa ra giả thuyết về tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở những người lớn tuổi và những người mắc bệnh đi kèm là do những nhóm này nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định làm tăng nguy cơ bệnh nặng do COVID-19. Chúng bao gồm bệnh phổi mãn tính, bệnh tiểu đường típ 2, bệnh tim, béo phì và hút thuốc, tất cả đều gây thêm phản ứng oxy hóa làm cạn kiệt glutathione.

Glutathione đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phản ứng viêm, các nhà nghiên cứu cho đó là một phương tiện khả thi trong việc điều trị và phòng ngừa COVID-19.

“Giả thuyết về sự thiếu hụt glutathione là lời giải thích hợp lý nhất cho biểu hiện nghiêm trọng và tử vong ở bệnh nhân COVID-19 đã được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích và quan sát tài liệu đầy đủ,” họ viết.

“Giả thuyết giải thích vì sao yếu tố nguy cơ kể trên gây ra các biểu hiện nghiêm trọng và nguy cơ tử vong cao của bệnh nhân nhiễm COVID-19, đồng thời mở ra cơ hội thực sự để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.”

Một bài báo được xuất bản trên tạp chí Antioxidants vào tháng 7 năm 2020 cũng đề xuất glutathione có thể “rất quan trọng trong việc dập tắt tình trạng viêm trầm trọng gây ra suy đa cơ quan trong COVID-19”.

Trong bài báo, các nhà khoa học đã trình bày các cơ chế sinh hóa của glutathione và các phản ứng có thể giải thích sự suy giảm glutathione nội sinh (được tạo ra trong cơ thể) ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền đi kèm được biết là làm tăng nguy cơ bệnh nặng.

Glutathione giúp giảm viêm phổi

Một sinh viên y khoa đã thử nghiệm lý thuyết này khi người mẹ 48 tuổi của anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi. Cô được kê đơn thuốc hydroxychloroquine và azithromycin, giúp cải thiện một số triệu chứng, nhưng hơi thở của cô vẫn khó thở. Khi cô phát triển các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, con trai cô đã liên hệ với bác sĩ Richard Horowitz, một chuyên gia đang điều trị bệnh Lyme cho em gái mình.

Ông đề nghị bổ sung glutathione để giúp giảm viêm và bảo vệ mô phổi. Kết quả thật ấn tượng. Trong vòng một giờ sau khi nhận được liều 2000 mg glutathione, nhịp thở của cô đã được cải thiện. Cô ấy tiếp tục dùng glutathione trong năm ngày và không còn khó thở nữa. Horowitz đã xuất bản hai nghiên cứu ghi lại kết quả của glutathione đường uống và tĩnh mạch.

Khoảng một năm trước, Tiến sĩ Alexi Polonikov từ Đại học Y bang Kursk ở Nga đã công bố các tài liệu đề xuất glutathione đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể giúp phản ứng với bệnh COVID-19.

Ngoài việc sử dụng glutathione trong thời gian bị bệnh, Polonikov còn cho rằng glutathione có thể được sử dụng như một tác nhân phòng ngừa. Dựa trên một phân tích các kết quả nghiên cứu khác nhau, ông sau đó đã đưa ra lời giải thích tại sao ông tin rằng sự thiếu hụt glutathione là nguyên nhân hợp lý gây ra bệnh nặng khi mắc COVID-19.

“(1) phản ứng oxy hóa quá mức góp phần vào quá trình viêm phổi dẫn đến các kết quả bất lợi của bệnh như suy hô hấp cấp tính, suy đa cơ quan và tử vong;

“(2) khả năng chống oxy hóa kém do thiếu hụt glutathione nội sinh do giảm sinh tổng hợp và / hoặc gia tăng sử dụng glutathione là nguyên nhân có thể xảy ra nhất làm tăng tổn thương oxy hóa của phổi, các yếu tố đó có thể là lão hóa, mắc bệnh mãn tính, hút thuốc, hoặc một số yếu tố khác là nguyên nhân cho sự thâm hụt này. “

Trong một vài video trên YouTube, nhà nghiên cứu sinh học, Tiến sĩ Roger Seheult giải thích cách COVID-19 làm gia tăng đáng kể phản ứng oxy hóa quá mức bằng cách nâng cao nồng độ superoxide, một loại gốc oxít có hại (ROS).

Glutathione: Một chất chống oxy hóa bậc thầy

Nồng độ superoxide tăng cao ở những bệnh nhân có các bệnh mãn tính đi kèm với COVID-19. Chúng bao gồm bệnh tim, tiểu đường típ 2 và tăng huyết áp.

Chức năng chống oxy hóa mạnh mẽ trong glutathione đã khiến nó có biệt danh là “chất chống oxy hóa bậc thầy”. Chất chống oxy hóa giúp giữ cho các phân tử khác không bị oxy hóa. Một chức năng của glutathione là tái chế các chất chống oxy hóa khác. Điều này giúp tăng hiệu quả của chúng. Sự thiếu hụt một số vitamin như C, E và A có thể gây ra thiếu hụt glutathione.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh liên quan đến sự thiếu hụt chất Glutathione

Trong một nghiên cứu tổng hợp tác động của bệnh phổi đối với COVID-19 được xuất bản vào năm 2020 trên Tạp chí Journal of Infectious Diseases and Epidemiology, các nhà nghiên cứu đã viết rằng vào năm 2002, dữ liệu cho thấy glutathione giúp bảo vệ chống lại chứng viêm mãn tính trong bệnh hô hấp. Họ công nhận rằng việc tăng trực tiếp glutathione trong phổi “sẽ là một cách tiếp cận hợp lý để bảo vệ chống lại chứng viêm mãn tính và phản ứng oxy hoá làm tổn thương phổi.”

Ngoài việc bảo vệ mô phổi, glutathione đã được nghiên cứu ở nhiều bệnh nhân có các bệnh kèm theo dẫn đến bệnh nặng hơn khi mắc Covid-19. Trong hơn một thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nhân ra rằng những người bị béo phì, bệnh tim và tiểu đường típ 2 và những người cao tuổi, có tỷ lệ thiếu hụt glutathione cao hơn so với người bình thường.

Cải thiện sản xuất Glutathione

Những người muốn tăng nồng độ glutathione do cơ thể tạo ra có thể thực hành các thói quen ăn kiêng và lối sống được chứng minh là hữu ích. Thực phẩm có tác động tích cực đến việc sản xuất glutathione bao gồm các loại rau họ cải như bông cải xanh, trà xanh, nghệ, hương thảo và cây kế sữa. Ngủ ngon cũng có thể hữu ích.

Các loại bài tập cơ thể khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ gluthaione trong cơ thể. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cardiovascular Prevention and Rehabilitation ở Châu u, các nhà nghiên cứu đã thu nhận 80 tình nguyện viên khỏe mạnh nhưng ít vận động để tìm bài tập nào có tác dụng lớn nhất. Họ nhận thấy rằng tập luyện aerobic kết hợp với tập tạ cho lợi ích lớn nhất.

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập trang web Mercola.com. Một bác sĩ nắn xương, tác giả có sách từng bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, nguyện vọng của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com.

(Tích Tường biên dịch)

Từ Khóa: