Một chiến lược gia cho rằng Tổng thống Trump hoàn toàn có thể tái đắc cử năm 2020; dù nhiều hãng truyền thông tuyên bố ứng viên Joe Biden chiến thắng.
Ông Dick Morris; chiến lược gia từng là cố vấn cho cựu Tổng thống Mỹ Clinton; nêu ra quan điểm này trong bài bình luận trên trang Western Journal ngày 8/11/2020.
- Tổng thống Trump: Bầu cử Mỹ ‘còn lâu mới kết thúc’
- Tổng thống Trump sẽ tiếp tục chống Trung Quốc khi tái đắc cử
- Hàng nghìn người Mỹ cầu nguyện cho Tổng thống Trump ở công viên National Mall
Chuyên gia này đưa ra các lý do mà đương kim Tổng thống Mỹ hoàn toàn có thể chiến thắng.
Ông cho biết: “Chỉ có Đại cử tri đoàn hoặc cơ quan lập pháp tại các bang mới có thể tuyên bố một ứng cử viên là người chiến thắng.
Ông Morris cho rằng việc tuyên bố Biden đắc cử chỉ dựa trên dự đoán là “hành động vô trách nhiệm”.
“Các cuộc kiểm lại phiếu bầu tại bang Arizona, Georgia và các bang khác sẽ mang lại lợi thế cho Trump”, ông Morris viết.
“Hầu hết các sai sót hoặc phiếu bầu không hợp lệ là từ các lá phiếu được gửi qua đường bưu điện (phiếu bỏ trực tiếp khó giả mạo hơn)”, ông giải thích. “Do ứng cử viên Đảng Dân chủ đã giành được hơn 2/3 số phiếu vắng mặt và gửi qua thư; nên có khả năng các lá phiếu này sẽ bị loại bỏ và trừ khỏi tổng số phiếu của Biden”.
Tổng thống Trump sẽ lật ngược tình thế tại một số bang và giành chiến thắng
Hiện các hãng truyền thông đang tính cho Tổng thống Trump 214 phiếu đại cử tri; trong khi 270 là mức chiến thắng. Tuy nhiên, chuyên gia chính trị Morris cho biết ông Trump hoàn toàn có thể lật ngược tình thế; và giành chiến thắng ở một số bang.
Ông Morris nhận định: “Tại Alaska, ông Trump đã dẫn đầu với tỷ số 2:1; và hiện đã được kiểm đếm hơn một nửa. Có khả năng ông Trump có thêm 3 phiếu bầu (217 phiếu đại cử tri).
“Tại Bắc Carolina , ông Trump đang chiếm ưu thế với 15 phiếu đại cử tri; và khoảng cách dẫn trước 75.000 phiếu bầu của ông không hề giảm đi. Không còn nghi ngờ gì về việc Trump sẽ giành thắng lợi, nâng tổng phiếu lên 232”, ông bình luận.
Kết quả kiểm phiếu ở Arizona cho thấy khoảng cách giữa đương kim Tổng thống và ứng cử viên Đảng Dân chủ từ 30.000 hôm 6/11 xuống còn 18.500 vào ngày 7/11. Ngoài ra, còn khoảng 100.000 phiếu chưa kiểm. Ông Morris cho rằng : “Sau khi Arizona (11 phiếu đại cử tri) được kiểm đếm đầy đủ, ban này sẽ kiểm phiếu lần 2; mà bang này vốn có thiên hướng ủng hộ Trump. Nếu giành chiến thắng tại Arizona, ông ấy sẽ có 243 phiếu đại cử tri”.
Còn tại Georgia (16 phiếu đại cử tri), Biden dẫn trước chỉ với 8.400 phiếu phổ thông. Con số này đang giảm xuống. Vị chuyên gia bình luận: “ Giống như Arizona, ông Trump vẫn có thể giành chiến thắng trong cuộc kiểm phiếu. Hoặc ít nhất có thể giành ưu thế khi kiểm phiếu lại. Nếu thắng, Tổng thống Trump sẽ có 259 phiếu bầu”.
Tại Wisconsin (10 phiếu đại cử tri) được tính cho ông Biden thắng với 21.000 phiếu bầu. Nhưng việc kiểm phiếu lại đang diễn ra. Ông Morris nhận định: “Rất có khả năng Wisconsin sẽ mang lại cho ông Trump chiến thắng. Quá trình kiểm phiếu lại ở Wisconsin là đặc biệt công bằng và minh bạch. Vì vậy, ông Trump có thể lật ngược tình thế và ông sẽ có 269 phiếu bầu”.
Tấm vé giúp Tổng thống Trump tái đắc cử
Tại bang Pennsylvania (20 phiếu đại cử tri) và Tòa án Tối cao tạm thời cho phép kiểm các lá phiếu đóng dấu bưu điện trước ngày 3/11 (ngày bầu cử) gửi đến trước ngày 6/11. Đồng thời ra lệnh tách các phiếu bầu muộn để kiểm đếm riêng.
Tại đây, ông Biden hiện dẫn trước với khoảng cách 37.000 phiếu. Số phiếu bầu đến muộn có khả năng vượt xa tổng số này (tiểu bang chưa công bố thông tin này). Thẩm phán Alioto và đa số Tòa án có thể loại bỏ lá phiếu muộn. Vị cố vấn khẳng định: “Chiến thắng cuối cùng có thể thuộc về Tổng thống Trump với 289 phiếu bầu. Đây là tấm vé chắn chắn để ông tiếp tục ở lại Nhà Trắng”.
Vậy việc kiểm phiếu lại có diễn ra không
Ông Morris cho biết: “Tòa án tối cao Mỹ có thể ra lệnh kiểm phiếu lại; sau khi những người kiểm phiếu vi phạm rõ ràng lệnh của Thẩm phán Alito về việc tách các phiếu bầu đến muộn. Hiện tại, việc bổ nhiệm Thẩm phán Barrett đã củng cố thế đa số 6-3. Điều này hứa hẹn lợi thế hơn cho Tổng thống Trump”.
Ngoài ra, tại Điều II Phần 1 của Hiến pháp Mỹ quy định: “Mỗi tiểu bang sẽ chỉ định, theo cách thức mà Cơ quan lập pháp chỉ dẫn, một số lượng Đại cử tri, bằng toàn bộ số Thượng nghị sĩ và Dân biểu của Tiểu bang đó trong Nghị viện.”
Như vậy, cơ quan Lập pháp Tiểu bang Pennsylvania (lưỡng viện đều nằm trong tay Đảng Cộng hòa); có thể lựa chọn yêu cầu kiểm phiếu lại trước khi chỉ định đại cử tri. Cơ quan này có thể phải tổ chức các phiên điều trần về cáo buộc gian lận. Điều này giúp cử tri của bang hiểu rõ rằng lá phiếu của họ đã bị xử lý sai cách như thế nào.
“Lãnh đạo Thượng viện và Chủ tịch hạ viện tiểu bang Pennsylvania cũng đã tổ chức họp báo nhằm thông báo ý định ‘kiểm tra’ quá trình kiểm phiếu tại bang này”, vị cố vấn cung cấp thêm thông tin.