Con trâu rừng tách đàn, một mình lao vào đối đầu với tê giác trắng to lớn. Tuy nhiên, sau vài cú húc đau đớn của tê giác nó đã phải bỏ chạy.

Trâu rừng dũng cảm đối đầu với đối thủ to lớn

Mới đây trên MXH chia sẻ đoạn clip dài 1 phút ghi lại cuộc đối đầu gay cấn giữa tê giác và trâu rừng, được hướng dẫn viên Braden Colling ghi lại trong chuyến thăm quan tại khu bảo tồn Kariega ở Nam Phi, theo VnExpress.

Nội dung đoạn clip cho thấy, một đàn trâu trông rất kích động, khi một con tê giác trắng có vẻ đang xâm phạm vùng đất của đàn trâu rừng. Ngay sau đó, một con trâu nặng khoảng 1 tấn đã tách khỏi đàn để đương đầu với đối thủ to lớn.

Video: Tê giác húc trâu rừng lộn nhào

Khi Braden lái xe tới gần 2 con vật hơn để quan sát, anh chứng kiến tê giác vờn đối thủ một lát, sau đó dùng sừng húc trâu rừng lộn nhào. Con trâu thua cuộc thảm hại và phải chạy trở về đàn.

“Thật khó tin. Khi thấy tê giác húc bay trâu dễ dàng như vậy, tôi cực kỳ sửng sốt”, anh Braden chia sẻ.

Chừa cho nhau nhiều không gian nhất có thể

Braden cho hay, may mắn là cả trâu và tê giác đều không bị thương. Anh cho biết khi hai sinh vật này chạm mặt, chúng thường chừa cho nhau nhiều không gian nhất có thể.

“Trâu rất nóng tính nhưng tê giác trắng thường không hung dữ như vậy bởi thị lực của chúng rất kém và phải dựa vào khứu giác. Tôi tin rằng con tê giác này đã có một ngày tồi tệ và trâu rừng đã khiến nó nổi cơn thịnh nộ”, hướng dẫn viên này nhận định.

Chừa lại đường lui cho người khác là thiện đãi bản thân mình

Không chỉ trong thế giới của động vật mà với con người chúng ta ngày nay cũng vậy. Chạy theo cuộc sống vật chất mà lâm vào những hoàn cảnh đối đầu với nhau. Có người thậm chí còn không từ một thủ đoạn nào để bảo vệ lợi ích cá nhân của mình. Vì vậy chúng ta hãy học cách khoan dung dù vào hoàn cảnh nào cũng nên nhường cho người khác một đường lui cũng là đang bao dung với chính bản thân mình.

Theo Trithucvn, Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ nổi tiếng với mô hình Tháp nhu cầu, từng nói: “Con người có nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thực hiện giá trị bản ngã”. Vậy nên trong quá trình đối nhân xử thế, chúng ta cần để ý thiện đãi người khác, giữ thể diện cho người khác, bởi vì đó là biểu hiện của sự tôn trọng.

Khi chúng ta tặng hoa cho người khác, người đầu tiên ngửi thấy hương thơm là bản thân mình. Khi chúng ta quăng bùn đất vào người khác, người đầu tiên vấy bẩn lại chính là bản thân ta.

Tôn trọng người khác là biểu hiện của sự giáo dưỡng. Khi để tâm tới cảm nhận và suy xét sự việc từ góc độ của người khác, thì chúng ta mới nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ từ họ. Giữ gìn sự tôn nghiêm, lưu lại con đường lui cho người khác cũng chính là thiện đãi bản thân mình.

Video xem thêm: