Trong khi mọi người cố gắng mở rộng thanh sắt để “cứu” bé trai thì cậu lại thoát ra khỏi cánh cổng theo cách không ai ngờ tới.

Theo hình ảnh trong clip, cậu bé đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ các cô bác xung quanh.

Chật vật hồi lâu, cuối cùng mọi người đã bế xoay nghiêng bé, để cơ thể em lách được qua khe hẹp, sau đó mới an toàn thoát ra khỏi song sắt.

Mời quý độc giả xem clip:

Góc bình luận: “Bụng beer thì thua hihi”

Đầu xuôi đuôi lọt mà, con gái tôi 3 tuổi từng chui đầu qua tay vịn ghế tựa, tôi hướng dẫn cháu tiếp tục chui người qua, thế là lọt.

Căng thẳng, kịch tính đến phút… áp chót.

Mặt ẻm tỉnh bơ.

Kỹ năng thoát hiểm là kiến thức tốt cho tất cả mọi người. Các nước họ cho học sinh học và thực hành từ nhỏ. Việt Nam ngay từ nhỏ đã đưa vào học xác xuất thống kê. Kết quả khi gặp những trường hợp như thế này trẻ em nước ngoài sẽ tự thoát ra còn trẻ em Việt Nam phải suy nghĩ thống kê xem bao nhiêu người bị, bao nhiêu cách để thoát…

Những điều bố mẹ nên lưu ý khi con bị mắc kẹt:

– Điều đầu tiên bố mẹ nên làm khi gặp tình huống con bị mắc kẹt nguy hiểm là hãy thật bình tĩnh. Đồng thời nhắc con không nên cố rút chân, tay, đầu… ra khỏi chỗ bị kẹt bởi càng làm thế cũng không thể thoát ra được mà có thể càng thít chặt vào hơn.

– Đặc biệt lưu ý đến đường hô hấp của trẻ, xem bé có bị ngạt thở không. Nếu có hãy tìm mọi cách để giúp trẻ thở được thoải mái trước khi tìm cách giúp bé thoát khỏi chỗ kẹt.

– Khi con bị kẹt trong cửa kính hoặc cửa sổ, đừng tìm cách phá vỡ kính ở cửa để kéo con ra bởi làm như vậy sẽ khiến thủy tinh sắc nhọn làm thương bé.

– Nếu tay chân bé bị kẹt, hãy lấy xà phòng hoặc chất gì bôi trơn để dễ dàng rút ra.

– Gọi hỗ trợ ngay lập tức nếu tình huống ngoài khả năng xử lý của cha mẹ.

Từ Khóa: