Để ra đến biển đánh cá, hằng ngày ngư dân thị trấn Muncar, Indonesia phải lội qua bãi rác nhựa dày vài gang tay.

Mời quý độc giả xem đoạn clip: Nguồn VnExpress

Bãi biển ở làng chài Muncar – một thị trấn đánh cá đẹp như tranh vẽ ở tỉnh Đông Java, hiện đang trở thành một điểm nóng rác thải. Hàng nghìn tấn nhựa chảy ra biển từ khu vực này mỗi năm, trộn lẫn với rác thải công nghiệp và sinh hoạt. Và người dân ở đây hằng ngày vật lộn mưu sinh, sống chung với ô nhiễm.

Bình luận từ độc giả:

“Xem xong thì mỗi người chúng ta cũng phải biết giữ vệ sinh môi trường nhiều hơn nhé”

“Loài người đang và sẽ phải trả giá cho việc tàn phá thiên nhiên hủy hoại môi trường”

“Có lẽ chính rác thải là thứ hủy hoại môi trường hệ sinh thái chứ nguyên nhân chính không phải là do đánh bắt”

“Thật khủng khiếp, không ngờ những hành động nhỏ như sử dụng thêm 1 túi nilong cũng đủ giây ra nhiều hệ luỵ”.

Những con số gây sốc về ô nhiễm biển và đại dương

Thực tế môi trường đại dương đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự can thiệp của con người, ước tính trọng lượng rác thải nhựa sẽ vượt cá ở đại dương vào năm 2050. 

Theo thống kê, khoảng 480 tỷ chai nhựa được bán trên toàn cầu năm 2016, tương đương với 1 triệu chai mỗi phút.

Mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ túi ni lông được tiêu thụ trên toàn cầu.

Lượng rác thải nhựa do con người xả thải ra mỗi năm đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái Đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương.

Ảnh chụp màn hình báo VietNamNet.

Và chính tình trạng ô nhiễm này sẽ làm: Gần 1.000 loài động vật biển bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm đại dương và hiện chúng ta có hơn 500 địa điểm được ghi nhận là vùng chết, nơi sinh vật biển không thể tồn tại.

100 triệu động vật biển chết mỗi năm chỉ vì rác thải nhựa. 

100.000 động vật biển chết vì vướng vào nhựa hàng năm (đây chỉ là thống kê với các sinh vật mà các nhà khoa học tìm thấy). 

Hơn 270 loài được ghi nhận có thể đã bị tổn thương bởi các ngư cụ bị vứt bỏ và các loại nhựa thải bỏ gây ra…

Giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương

Để giảm đáng kể lượng chất thải nhựa bạn tạo ra, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn góp phần chung tay để xây dựng một thế giới xanh sạch hơn.

Mua đồ có bao bì hộp giấy thay vì chai/hộp nhựa

Dùng chai lọ, ống hút hay đồ dùng như đũa, muỗng, nĩa có thể tái sử dụng

Từ chối túi nilon, hộp đựng hàng hóa nếu bạn không thật sự cần

 Mang theo đồ đựng của riêng bạn nếu có thể

Bạn còn có giải pháp nào khác để chung tay bảo vệ môi trường hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Từ Khóa: