Sau cơn mưa lớn, rất nhiều cá rô men theo nước đến tận cổng và di chuyển khắp nơi trong sân khiến gia chủ nhặt mỏi tay.

Một cảnh tượng thường xuyên xảy ra ở miền Tây sông nước là sau cơn mưa, cá rô đồng lại từng đàn nhảy lên bờ.
Mời quý độc giả xem clip:

Nhìn đàn cá rô thi nhau lên bờ thanh niên luống cuống nhặt cá tươi mà ai nấy cũng trầm trồ.

“Cả mùa mưa này thanh niên say từ sáng đến chiều với mồi cá rô nhé”

Nhiều độc giả xôn xao bình luận về ký ức ở miền quê yên bình của mình sau khi xem clip:

Một thời tuổi thơ ủa về, hồi đó cứ mưa là đứng ngóng bắt cá.

Đám cá nhảy lên để khỏi chết đuối đó bạn.

Tính bỏ bia rượu rồi mà nhìn đám cá này làm mình tạm hoãn ý định.

Nhớ hồi xưa, mỗi khi trời mưa to thì chỉ việc xách xô ra đường bắt cá, không chỉ có cá rô mà còn có cả cá trê, cá chuối, cua đồng nữa.

Tại sao cá rô đồng lại nhảy lên bờ khi trời mưa?

Cá rô đồng có đặc tính hay tìm cách di cư vào mùa mưa, chúng tìm vùng nước sâu để đẻ trứng. Lý do cá chọn đẻ trứng vào mùa mưa là vì vào mùa mưa thực vật thủy sinh, các loại tảo phát triển mạnh theo đó thức ăn của cá rô cũng phát triển mạnh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho chúng. Đồng thời, cá rô cũng là loài không có tập tính giữ và nuôi con nên nguồn thức ăn có được trong mùa mưa là yếu tố sống còn.

Vậy tại sao các loài cá khác không leo lên bờ giống cá rô đồng? Lý do đơn giản là vì chúng không leo được. Mang cá rô đồng rất khỏe và có nhiều gai sắc giúp cá có thể di chuyển trên cạn một cách dễ dàng và còn một nhân tố quan trọng hơn là cá rô đồng còn có cơ quan hô hấp phụ trên mang nên cá có thể ở trên cạn (trong điều kiện ẩm ướt) một thời gian dài mà các loài cá khác không thể làm được.

Từ Khóa: