Công nhân Trung Quốc xuất ngoại làm việc cho các dự án theo sáng kiến “Vành đai và Con đường (BRI)”; với hy vọng kiếm được một mức lương cao và gửi hỗ trợ cho gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, họ bị mắc kẹt ở một số quốc gia do đại dịch COVID-19. Có người đã không được điều trị y tế; bị thiệt mạng đến 2 ngày sau mới được phát hiện, theo The Epoch Times ngày 7/5.

  1. ‘Thỏa thuận với quỷ’: Chuyên gia cảnh báo về các dự án sông Mekong giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á 
  2. Báo Trung Quốc cảnh báo kết cục thảm khốc nếu Úc theo Mỹ bảo vệ Đài Loan 
  3. Liên minh chống Trung Quốc đang hình thành ở Biển Đông

Sáng kiến BRI do ông Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013; với tham vọng tăng cường ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua các liên kết thương mại toàn cầu.

Tính đến 20/1, BRI đã giúp ĐCSTQ ký được 205 thỏa thuận hợp tác với 140 quốc gia và 31 tổ chức quốc tế. Tất cả các dự án BRI đều được tài trợ thông qua các tổ chức cho vay do nhà nước Trung Quốc kiểm soát.

Theo một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc (CLW) có trụ sở tại New York, các công ty quốc doanh ở nước ngoài đã hạn chế đi lại của người lao động nhập cư Trung Quốc trong đại dịch và từ chối điều trị y tế cho họ. Chính quyền Trung Quốc giới hạn các chuyến bay quốc tế. Do đó, rất ít chuyến bay đến nước này và giá rất đắt đỏ. Hơn nữa, những người lao động bị đe dọa nếu họ cố gắng rời đi.

Công nhân Trung Quốc nếu phản đối sẽ bị đưa vào danh sách đen và không bao giờ được về nước

CLW đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn với các lao động Trung Quốc làm việc trong các dự án BRI ở nước ngoài. Một công nhân tại một nhà máy điện chạy bằng đá phiến dầu ở Jordan cho biết; họ không được cung cấp bất kỳ thiết bị bảo vệ cá nhân nào khi dịch Covid-19 bùng phát.
Một số công nhân khác đã đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Jordan để phản đối và yêu cầu được trở về nhà. Cảnh sát Trung Quốc đã cảnh báo rằng nếu họ tiếp tục phản đối; tên của họ sẽ bị “đưa vào danh sách đen. Họ không bao giờ được phép nhập cảnh vào Trung Quốc nữa”.

Các công nhân đã cam kết với các cấp trên Trung Quốc trong văn phòng dự án; để giúp họ quay trở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, cấp trên trả lời và cảnh báo rằng họ bị bắt vì thiếu thị thực lao động. Nhân viên an ninh địa phương trục xuất họ khỏi cơ sở.

Sau 4 tháng biểu tình trước đại sứ quán, các công nhân cuối cùng đã được đưa lên chuyến bay và trở về Trung Quốc vào giữa tháng 8/2020. Tuy nhiên, hơn 300 công nhân Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt trong cùng khu vực làm việc của nhà máy điện Attarat.

Báo cáo của CLW dựa trên kết quả phỏng vấn 22 công nhân Trung Quốc về các dự án BRI ở Indonesia, Algeria, Singapore, Jordan, Pakistan, Serbia và các quốc gia khác. Hầu hết họ đều che giấu danh tính của mình.

Người lao động Trung Quốc bị ngược đãi, thậm chí không được chăm sóc y tế khi nhiễm Covid-19

Các công nhân Trung Quốc thường nhập cảnh vào một quốc gia bằng thị thực du lịch hoặc công tác. Hộ chiếu của họ sẽ bị thu giữ ngay lập tức khi đến nơi. Khu nhà nơi họ làm việc và sinh sống nằm trong một cánh đồng biệt lập. Họ buộc phải làm việc rất nhiều giờ.

Một nạn nhân đã đến Jordan vào tháng 12/2019. Hộ chiếu của anh ta đã bị lấy đi ngay khi xuống máy bay. Sau đó anh ta được cho biết là không có hợp đồng. Nếu anh ta muốn rời đi sẽ phải trả một khoản tiền phạt 1.240 USD; cộng với một vé đắt tiền cho chuyến bay khứ hồi. Không có khả năng trả tiền phạt, anh buộc phải ở lại với ông chủ lừa dối.

Không ai trong số các công nhân được điều trị y tế thích hợp cho các vết thương. Theo báo cáo, một công nhân đã chết trong ký túc xá; mà không được điều trị sau khi bị nhiễm virus Covid-19. Thi thể của công nhân đó được tìm thấy 2 ngày sau khi qua đời. Hầu hết trong số họ không nhận được mức lương như hứa hẹn. Một số không đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian làm việc. Một số công nhân cho biết, họ đã bị nhân viên bảo vệ giam giữ và đánh đập; nếu họ tranh cãi với ban quản lý hoặc cố gắng đình công.

Các công nhân Trung Quốc sợ bị trả thù

Người lao động Trung Quốc đã ngần ngại khi kể lại hoàn cảnh của họ với Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc; vì họ sợ ĐCSTQ giám sát trên điện thoại của họ.

Báo cáo tiết lộ rằng khi một công nhân bị mắc kẹt ở Indonesia đi qua hải quan Trung Quốc; các thanh tra viên đã chặn anh ta lại và kiểm tra WeChat của anh ta.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, số lượng công nhân Trung Quốc ở nước ngoài đạt 992.000 người vào cuối năm 2019.

Ông Lý Cường, Giám đốc CLW nói với Đài Á Châu Tự do, cho biết con số thực tế phải gấp ba lần. Ít nhất là 3 triệu người.

“Chính quyền Trung Quốc sao có thể mang lại lợi ích cho các nước khác khi họ không quan tâm đến người dân của mình?”, ông Lý Cường đặt câu hỏi.

Giám đốc CWL cho biết thêm: “Theo như chúng tôi biết, tất cả đều mong muốn trở về quê hương của họ. Nhiều người trong số họ đã không thể trở về nhà trong ba năm”.