Khi tỷ phú Elon Musk quyết định rút khỏi thỏa thuận mua lại Twitter, điều đó đã gióng lên một cảnh báo đáng lo ngại: Nền tảng truyền thông xã hội này có khá nhiều lỗ hổng bảo mật, cũng như tràn ngập hàng triệu tài khoản giả mạo. 

Elon Musk yêu cầu trát đòi nhà sáng lập Twitter ra hầu tòa 

Nhóm pháp lý của tỷ phú Elon Musk đã đưa ra trát đòi người sáng lập Twitter Jack Dorsey ra hầu tòa về các tài liệu liên quan đến bot và tài khoản spam trên nền tảng này.

CEO Jack Dorsey cũng là người đã ra lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Donald Trump, trong khi Elon Musk bày tỏ mong muốn dỡ lệnh cấm này nếu ông tiếp quản Twitter.

Cựu Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey (ảnh: Chụp màn hình)

Tờ  Daily Wire đưa tin, tỷ phú Musk đã rút lại đề nghị mua lại gã khổng lồ Twitter sau khi cáo buộc công ty này cung cấp ước tính không chính xác số lượng người dùng được tạo ra bởi các tài khoản spam (tài khoản rác) và số lượng bot (tài khoản tự động).

Twitter sau đó đã khởi kiện để buộc tỷ phú Musk hoàn thành việc mua bán.

Mặc dù Jack Dorsey đã từ chức Giám đốc điều hành Twitter vào năm ngoái, nhưng đội ngũ pháp lý của ông Musk vẫn tin rằng, ông có thể sở hữu thông tin quan trọng. 

Việc nộp đơn yêu cầu nhà sáng lập Twitter Dorsey cung cấp “bất kỳ quy trình hoặc quy trình làm việc nào, liên quan đến việc Twitter sử dụng bất kỳ chỉ số đo lường người dùng nào khác ngoài mDAU,  bao gồm nhưng không giới hạn bởi người dùng hoạt động hàng ngày, và quy trình tạm ngừng mà Twitter sử dụng, đã sử dụng hoặc đã thảo luận hoặc cân nhắc việc sử dụng để phát hiện và gắn nhãn tài khoản là spam”

mDAU là chỉ số đo lường số lượng “người dùng hoạt động hàng ngày có thể kiếm tiền” của Twitter. Nói cách khác, nó đại diện cho số lượng người dùng thực sự mà quảng cáo có thể được hiển thị để tạo doanh thu.

Vì mô hình kinh doanh của Twitter chủ yếu dựa vào doanh thu quảng cáo, nên số lượng người dùng thực tế thấp hơn, đồng nghĩa với việc giá trị tổng thể của nền tảng của công ty này sẽ thấp hơn.

Lời khẳng định của tỷ phú Musk là Twitter đã không trung thực khi cung cấp sai phần trăm số liệu về mDAU và bot. 

Tiếp tục mua Twitter nếu cung cấp số liệu thật

Elon Musk từng đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD nhưng sau đó lại đổi ý vì ông cho rằng cứ 5 tài khoản sử dụng Twitter hàng ngày thì có 1 tài khoản là giả mạo hoặc tài khoản bot để spam nội dung, tức tương đương 20% số người dùng hàng ngày hoặc có thể cao tới 33%.

Trong khi đó, Twitter cho rằng tỉ lệ  tài khoản bot và spam chỉ là khoảng 5%. Elon Musk tiếp tục thách thức CEO của Twitter, Parag Agrawal tranh luận công khai trước công chúng về tỉ lệ tài khoản bot trên Twitter. 

Trong một dòng tweet mới đây, Elon Musk lại lên tiếng đề nghị Twitter công bố số lượng tài khoản ảo trên mạng xã hội này để tiếp tục thương vụ mua lại. 

Ông tweet như sau: “Twitter chỉ cần thực hiện một việc đơn giản là cung cấp phương pháp lấy mẫu 100 tài khoản và xác định tỷ lệ phần trăm tài khoản giả mạo trong đó, cũng như phương pháp xác định tài khoản nào là của người dùng thật, thì thỏa thuận mua lại sẽ được tiến hành như bình thường. Tuy nhiên nếu như thông tin trong báo cáo họ gửi tới SEC(Ủy ban chứng khoán Mỹ) là sai, thì thương vụ không nên diễn ra”.

Twitter từ chối bình luận về tweet của tỷ phú Musk. Tuy nhiên, nhóm pháp lý của họ trước đây đã lập luận rằng “Musk đã tạo ra các tuyên bố mà Twitter chưa từng đưa ra và sau đó cố gắng sử dụng một cách có chọn lọc dữ liệu bí mật mở rộng mà Twitter đã cung cấp cho ông ta ,để dẫn đến việc vi phạm các tuyên bố có mục đích đó.”

Vụ kiện giữa Twitter và Elon Musk vẫn đang diễn ra, dự kiến nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung thì sẽ tiến hành xét xử trong tháng 10 tới.

Cựu giám đốc bảo mật Twitter tiết lộ bí mật động trời

Theo Daily Mail, ngày 23/8, Peiter ‘Mudge’ Zatko đã đệ đơn tố cáo Twitter.

Đơn tố cáo dài 84 trang của Zatko, lần đầu tiên được CNN Washington Post đưa tin, cáo buộc Twitter đã đánh lừa các nhà quản lý liên bang về các biện pháp bảo vệ chống lại tin tặc và tài khoản spam.

Người tố cáo nói rằng, Twitter đang bị tràn ngập bởi hàng triệu bot tham gia vào việc ‘điều hòa xã hội’,  và rằng vấn đề nghiêm trọng đến mức các giám đốc điều hành Twitter đang nhắm mắt làm ngơ và không có bất kỳ ý tưởng thực sự nào về số lượng bot đang hoạt động trên nền tảng.

Hội đồng quản trị của Twitter đã cố tình che đậy ‘những khiếm khuyết cực kỳ nghiêm trọng’, khiến nó trở thành một nguy cơ lớn đối với an ninh quốc gia và nền dân chủ, người tố cáo Peiter ‘Mudge’ Zatko tuyên bố.

Peiter ‘Mudge’ Zatko từng là cựu Giám đốc an ninh của Twitter đã tiết lộ vụ việc động trời này trước Quốc hội Mỹ và các cơ quan liên bang vào tháng trước.

Tờ Daily Mail cho biết, Zatko đã từng báo cáo trực tiếp cho cựu CEO Jack Dorsey và người thay thế ông, Parag Agrawal, cho biết các giám đốc điều hành cấp cao của công ty đã “che đậy” các lỗ hổng lớn nhất trên nền tảng, và tuyên bố thêm rằng một hoặc nhiều nhân viên có thể cũng được tham gia làm gián điệp cho các cơ sở tình báo nước ngoài.

Cựu CEO Jack Dorsey (ảnh trái) và CEO Parag Agrawal (ảnh: Chụp màn hình).

Zatko tuyên bố thêm rằng các giám đốc điều hành Twitter đã đánh lừa ban giám đốc về các lỗi bảo mật của công ty, khiến công ty bị tấn công, thao túng và sai lệch thông tin. 

Hơn nữa, Zatko tuyên bố rằng các giám đốc điều hành Twitter không có ý tưởng cũng như nguồn lực để biết chắc chắn có bao nhiêu bot  thực sự ảnh hưởng đến nền tảng xã hội truyền thông này. 

Zatko khẳng định Twitter ưu tiên tăng trưởng hơn là chống spam và có các quy trình yếu kém để kiểm soát các tài khoản giả mạo.

Số lượng bot không xác định là lý do chính để tỷ phú Musk, Giám đốc điều hành của Tesla, viện dẫn cho lý do ông không ủng hộ việc mua lại nữa. Musk tuyên bố rằng Twitter đã không trung thực về số lượng bot và tài khoản giả mạo trên trang web, vốn có 238 triệu người dùng hàng ngày.

Theo Zatko, ngoài tài khoản bot và tài khoản giả mạo, Twitter cũng không xóa dữ liệu người dùng một cách đáng tin cậy sau khi tài khoản bị hủy. 

Bóc trần bộ mặt của phái Chủ nghĩa tự do thiên tả

Zatko cho biết những phát hiện của ông cho thấy ban lãnh đạo Twitter có “sự thiếu sót nghiêm trọng, cẩu thả, cố ý thiếu hiểu biết và các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và nền dân chủ của đất nước.”

Zatko từng làm việc tại Google và Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo mô tả của DailyMail, sự nghiệp của Zatko “đầy màu sắc” vào những năm 1990, khi anh  thực hiện công việc phân loại cho một nhà thầu chính phủ.

Đồng thời Zatko cũng là một trong những thủ lĩnh của một nhóm hack – Cult of the Dead Cow – đã tìm cách buộc Microsoft phải cải thiện hệ thống bảo mật bằng cách phát hành các công cụ hack Windows.

Người tố giác Peiter ‘Mudge’ Zatko

Zatko bắt đầu vào làm việc cho Twitter với các đề xuất thay đổi đối với nền tảng xã hội này, nhằm tăng cường bảo mật sau một số vụ hack nổi tiếng, bao gồm tài khoản của Barack Obama, Joe Biden và Elon Musk.

Khi bị sa thải vào tháng 1/2022, Zatko được cho là do “phong độ kém”, tuy nhiên anh không chấp nhận lý do đó. Zatko  nói rằng anh đã bị Twitter sa thải để trả đũa cho việc anh đã dám nêu ra trước hội đồng quản trị của Twitter về những quan ngại lỗ hổng bảo mật trước khi công khai các bí mật này.

Các cáo buộc của cựu giám đốc an ninh bảo mật Twitter – Zatko, cùng các động thái của tỷ phú Elon Musk công khai các thông tin trong thương vụ mua bán đang có nguy cơ đổ vỡ, đã xé toạc các bí mật kiểm duyệt đầy tính thù địch đối với tự do ngôn luận của các phương tiện truyền thông dòng chính do các ông chủ Big Tech  cánh tả sở hữu.

Việc tỷ phú Musk mua lại Twitter và biến nó thành ‘quảng trường tự do ngôn luận’ là điều mà những người theo chủ nghĩa tự do cánh tả không thể chịu đựợc. 

Về bản chất, đối với Đảng Dân chủ thiên tả, “tự do” ngôn luận là tốt, miễn nó thúc đẩy và phục vụ cho các quan điểm của phái thiên tả.

Có thể bạn quan tâm: