Đảng Dân chủ phản đối xây tường biên giới Mexico để bảo vệ người dân Mỹ khỏi sự xâm nhập của tội phạm, ma túy, và những người nhập cư bất hợp pháp. Nhưng giờ đây họ kêu gọi xậy dựng tường rào vĩnh viễn quanh Điện Capitol để bảo vệ các quan chức tinh hoa của Nghị viện.

Động thái này xuất hiện sau vài tuần kể từ khi xảy ra sự cố vào ngày 6/1. Hôm đó, Tổng thống Trump bị chỉ trích là kích động người biểu tình xông vào Điện Capitol; dù bài phát biểu của ông không có nội dung nào như vậy.

Quan điểm xung quanh việc lập hàng rào quanh điện Capitol

Ngày 28/01, bà Yogananda Pittman, quyền Cảnh sát trưởng Capitol tuyên bố bà sẽ làm việc với lưỡng viện để lên phương án bảo vệ vĩnh viễn tòa nhà.

“Qua các sự kiện gần đây, tôi có thể nói rằng những biện pháp an ninh phải được thực hiện; gồm hàng rào vĩnh viễn, và sự túc trực của các lực lượng vệ binh ở gần Capitol”, bà Yogananda Pittman nói trong một tuyên bố.

Theo Politico, đề nghị của bà nhằm ngăn người dân dân tiếp cận các nhà lập pháp ở Washington.

Đáp lại, thị trưởng Muriel Bowser nói, thành phố sẽ không chấp nhận “hàng rào vĩnh viễn ở thủ đô”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ) đơn phương kêu gọi đảm bảo an ninh cho các thành viên Nghị viện. Động thái này là nhắm vào các thành viên đảng cộng hoà (GOP) tại Hạ viện.

Bà Pelosi nói: “Cần có biện pháp đảm bảo an ninh trước đe dọa của đối thủ ở trong Hạ viện; và những bất ổn xảy ra ở bên ngoài”.

Trước đó, Hạ nghị sĩ cộng hoà, Lauren Boebert đã công khai về ý định của bà về việc mang súng tới Nghị viện. Bà Boebert nhấn mạnh đây là một quyền theo Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ.

Hành động thêm dầu vào lửa của Hạ nghị sĩ Dân chủ

Trước tuyên bố của bà Lauren Boebert, bà Pelosi nói: “Điều đó có nghĩa là có các thành viên Nghị viện muốn mang súng vào điện. Đó là mối đe dọa bạo lực đối với các thành viên khác”.

Hùa theo bà Pelosi, bà Pramila Jayapal cũng thêm dầu vào lửa; khi kêu gọi thiết lập hàng rào quanh Điện Capitol. Bà Jayapal nói với các phóng viên rằng, một số nhà lập pháp cảm thấy phải có áo chống đạn.

“Lí do rất đơn giản, bởi vì họ cảm thấy không thoải mái với các đồng nghiệp”, hạ nghị sĩ Dân chủ Jayapal nói với các phóng viên.

Mâu thuẫn trong lý lẽ của Đảng Dân chủ

Các đảng viên Dân chủ đang muốn xây hàng rào ngăn người dân tiếp cận các quan chức tinh hoa trong Nghị viện.

Trong khi đó, Đảng Dân chủ phản đối chính sách của Tổng thống Trump về việc xây tường biên giới phía nam để bảo vệ nước Mỹ, ngăn chặn ma túy, tội phạm và những người nhập cư bất hợp pháp. Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân chủ đã ký sắc lệnh đình chỉ xây dựng và tài trợ cho dự án xây hàng rào biên giới phía Nam, ngay sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.

Western Journal bình luận: “Những người này (các đảng viên Dân chủ) muốn đất nước tràn ngập công nhân giá rẻ, ma túy; cùng với nạn buôn người và vũ khí bất hợp pháp. Những việc này được thực hiện qua biên giới lỏng lẻo phía Nam; ấy vậy mà giờ đây những người này lại rất quan ngại về an ninh – hay ít ra là họ tỏ vẻ như vậy”.

Tờ báo này viết thêm: “Thật tốt nếu các nhà lập pháp lưỡng viện cùng phản đối việc xây dựng hàng rào quanh Điện Capitol”.

Western Journal cho rằng: Việc xây hàng rào vĩnh viễn xung quanh Tòa nhà Nghị viện sẽ là “một ý tưởng tồi tệ”.

“Bởi lẽ, ý tưởng này là một trò cười đối với phương châm ‘chính phủ của dân, do dân và vì dân’ mà cố Tổng thống Abraham Lincoln đã nói trong bài phát biểu Gettysburg”, tờ báo viết.

Vài nét về cố Tổng thống Abraham Lincoln

Ông Lincoln, người đã lãnh đạo Hoa Kỳ vượt qua khủng hoảng hiến pháp, quân sự trong cuộc nội chiến. Qua đó duy trì chính quyền Liên bang. Đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước.

Sau đó, ông Lincoln nhận được đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Ông bày tỏ lập trường phản đối chế độ nô lệ, qua những diễn văn trong chiến dịch tranh cử.

Là lãnh tụ nhóm ôn hòa trong Đảng Cộng hòa, ông Lincoln bị công kích từ mọi phía. Đảng viên Cộng hòa cấp tiến đòi những biện pháp cứng rắn hơn đối với miền Nam. Trong đó, nhóm Dân chủ ủng hộ chiến tranh thì muốn thỏa hiệp. Đảng viên Dân chủ chống chiến tranh khinh miệt ông; trong khi những người ly khai cực đoan tìm cách ám sát ông.

Sau khi kết thúc chiến tranh, ông Lincoln chủ trương quan điểm ôn hòa, nhanh chóng tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert của Liên minh miền Nam tuyên bố đầu hàng. ông Lincoln bị ám sát tại Hí viện Ford khi ông đang xem vở kịch ‘’Our American Cousin’’. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát. Ông Lincoln được cả giới học giả và công chúng xếp vào danh sách ba tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ.

Cái cớ để thiết lập hàng rào quanh điện Capitol

Đã gần một tháng kể từ cuộc xâm nhập vào điện Capitol vào ngày 6/1. Cho đến nay vẫn không có báo cáo rõ ràng nào cho hành động đó.

Nhưng sự cố ngày 6/1 đã bị đảng Dân chủ cường điệu quá mức. Chỉ có một số ít người biểu tình ôn hòa đi vào tòa nhà. Không có đám cháy nào được tạo ra và không có nhân viên cảnh sát nào bị bắn.

Western Journal cho rằng: “Đảng Dân chủ không bao giờ bỏ lỡ một tình huống xấu nào. Họ luôn luôn tìm cách thao túng và và kiểm soát mọi hành động”.

Tờ báo cho rằng: Đảng Dân chủ đang lợi dụng hành động xâm nhập như một cái cớ để chạy theo quyền tự do dân chủ; Qua đó biện minh cho việc đàn áp công dân tuân thủ pháp luật; Gây khó khăn cho những người Mỹ yêu nước và du khách đến thủ đô; Đồng thời, họ trao cơ hội cho di dân trái phép và các hoạt động khác.

Ý đồ thực sự đằng sau việc đề xuất xây dựng hàng rào

Western Journal cho rằng: Đừng ngạc nhiên, nếu họ ngăn người dân tiếp cận các địa điểm, tòa nhà đại diện cho nền cộng hòa.

“Giống những ngôi sao Hollywood, họ được bảo vệ bằng các vệ sĩ xung quanh”, Western Journal viết. Tờ báo cho rằng các hàng rào thực chất là nhằm “bảo vệ những kẻ đạo đức giả khỏi mối đe dọa giả tưởng”.

“Phải khẳng định là không có cuộc nổi loạn nào xảy ra, đó chỉ là cái cớ. Giống như hầu hết các hành động của chính phủ, lí dó cho việc dựng hàng rào xung quanh Điện Capitol đều là giả dối”, Western Journal viết.