Eo biển Hormuz, tuyến vận tải dầu mỏ quan trọng bậc nhất thế giới; đang trở thành điểm nóng địa chính trị có thể làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ một sự gián đoạn nhỏ tại eo biển Hormuz ;cũng đủ khiến giá năng lượng tăng vọt, lạm phát leo thang và nền kinh tế thế giới chao đảo.
- EU tung gói trừng phạt “mạnh chưa từng có” nhằm vào Nga: Sức ép thực tế hay chỉ là biểu tượng?
- Nga phản hồi đề xuất đàm phán hòa bình mới từ Ukraine: Tuyên bố rõ mục tiêu và điều kiện
- Putin cảnh báo: Nếu lệ thuộc dầu khí, Nga sẽ mất nước
Tóm tắt nội dung
Eo biển Hormuz – Điểm nghẽn của thị trường dầu khí toàn cầu
Nằm giữa Iran và Bán đảo Arab, eo biển Hormuz chỉ rộng khoảng 34 km nhưng lại chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển gần 20% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu mỗi ngày, tương đương khoảng 20 triệu thùng/ngày, cùng với một phần lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Vùng Vịnh.
Những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn phụ thuộc mạnh vào nguồn dầu thô và LNG từ khu vực này, sẽ là những bên hứng chịu thiệt hại nặng nề đầu tiên nếu tuyến vận tải này bị gián đoạn.
Hệ lụy kinh tế nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa
Giá năng lượng tăng kịch trần
Chỉ cần một sự cố nhỏ tại eo biển Hormuz; cũng đủ để khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt từ 4–6%. Trong kịch bản xấu nhất, giá dầu Brent có thể chạm mốc 150–200 USD/thùng. Giá khí đốt cũng không ngoại lệ, với nguy cơ tăng mạnh, đặc biệt ở châu Á và châu Âu, nơi phụ thuộc lớn vào LNG nhập khẩu.
Áp lực lạm phát toàn cầu
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cứ mỗi 1% giá dầu tăng; sẽ kéo theo lạm phát toàn cầu tăng 0,3–0,4 điểm phần trăm. Trong bối cảnh, các nền kinh tế đang vật lộn với hậu quả của đại dịch, căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao; cú sốc này có thể gây ra tình trạng đình lạm – tăng giá đi kèm với tăng trưởng trì trệ.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị bóp nghẹt
Eo biển Hormuz, không chỉ vận chuyển dầu khí mà còn là kênh giao thương của hàng hóa thiết yếu; như phân bón, hóa chất, ngũ cốc và hàng tiêu dùng. Việc đóng cửa tuyến đường này có thể khiến:
- Chi phí logistics tăng vọt
- Thời gian vận chuyển kéo dài thêm 2–3 tuần (nếu phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng)
- Tắc nghẽn cảng biển và thiếu container
- Ngành sản xuất theo mô hình “just-in-time”, như ô tô và điện tử rơi vào khủng hoảng vì thiếu linh kiện
Không có phương án thay thế đủ mạnh
Các đường ống thay thế, như đường ống Đông-Tây của Saudi Arabia (5–7 triệu thùng/ngày; đường ống Fujairah của UAE (1,5 triệu thùng/ngày); vẫn không thể thay thế được 20 triệu thùng/ngày của eo biển Hormuz.
Ngay cả các kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Với tổng dự trữ toàn cầu khoảng 2 tỷ thùng, thế giới sẽ chỉ trụ được khoảng 60 ngày nếu nguồn cung từ Hormuz bị ngưng trệ hoàn toàn.
Giải pháp: Chuỗi cung ứng năng lượng cần tái cấu trúc
Để tránh những hậu quả khôn lường nếu Hormuz “nghẹt thở”, các chính phủ và doanh nghiệp cần:
- Đầu tư vào các hành lang năng lượng chiến lược mới
- Mở rộng kho dự trữ và nâng cao công suất dự phòng
- Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và LNG phi truyền thống
- Tăng cường ngoại giao quốc tế để đảm bảo an ninh hàng hải
Eo biển Hormuz – Gót chân Achilles của nền kinh tế toàn cầu
Trong thế giới phụ thuộc hiện nay, chỉ một nút thắt nhỏ như Hormuz; cũng có thể kéo sập toàn bộ chuỗi cung ứng năng lượng và thương mại quốc tế. Việc đảm bảo an toàn và ổn định cho tuyến đường này không chỉ là vấn đề khu vực; mà là ưu tiên toàn cầu.
Theo:BNEWS, Vnanet