Đã có hàng trăm ngàn bệnh nhân COVID-19 phục hồi. Không ít người trong số ấy phải giành giật sự sống với tử thần. Điều gì giúp họ làm nên chuyện kỳ tích? Chính là động lực sống đủ lớn.
Hy vọng rằng câu chuyện của những bệnh nhân COVID-19 phục hồi sẽ mang đến niềm tin và kinh nghiệm, giúp những người còn lại vượt qua đại nạn với con số thương vong ít nhất có thể.
Động lực sống vì 3 đứa con
Gần đây, trên báo Tuổi trẻ đăng tải câu chuyện xúc động về một người đàn ông mắc COVID-19 nặng tưởng như không qua khỏi. Cuối cùng, anh đã hồi phục nhờ động lực sống mạnh mẽ vì 3 đứa con.
Bác sĩ Quan Thế Dân là người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân đặc biệt này. Bởi vậy, ông biết rõ tình trạng của anh. Tất cả những chi tiết và cảm xúc là do bác sĩ viết ra, vô cùng chân thực, khiến nhiều bạn đọc rơi nước mắt.
Cụ thể, khi được chuyển vào viện, mọi người bảo nhau ca của anh khó qua khỏi. Theo lời bác sĩ Dân mô tả thì “hai lá phổi viêm trắng xóa”, “con COVID-19 ăn thủng phổi”. Bác sĩ phải dùng tối đa oxy hỗ trợ cho anh bao gồm cả thở oxy dòng cao và mask oxy.
Bác sĩ đánh giá ca của anh khả năng tử vong gần như chắc chắn; vì đang tràn khí màng phổi, nên nếu tình trạng nặng lên thì cũng không thở máy được. Vậy mà bệnh nhân ngước đầu lên nhìn ông khẩn khoản: “Bác cứu cháu với, cháu còn 3 con nhỏ, vợ cháu vừa mất rồi”.
Người cha đã tự cứu mình
Mặc dù đói oxy, người mệt lả, nhưng anh nằm sấp suốt ngày, đầu đẫm mồ hôi. Người cha của 3 đứa con hổn hển hớp từng ngụm oxy; cố giành sự sống để về với các con. Anh rất nghị lực, biết chịu đựng, không hoảng loạn, kêu ca.
Anh ngước nhìn bác sĩ nói: “Bác cố cứu cháu nhé”. Bác sĩ thầm nghĩ, anh ấy đang tự cứu mình rất tốt; mấy người cùng đợt hay kêu ca thì “đi” hết rồi.
Cuối cùng, anh đã cai được máy oxy dòng cao, chỉ còn thở oxy qua mặt nạ. Vị bác sĩ đáng kính tự hỏi “Lòng quyết tâm của người làm cha đã làm nên điều kỳ diệu này chăng?”
Phục hồi COVID-19, động lực sống là niềm tin
Câu chuyện khỏi bệnh COVID-19 của anh Trung được đăng tải trên trang Nguyện Ước là một kỳ tích hồi phục nhờ niềm tin.
Anh kể rằng, mình là một F0 rất nặng, sốt cao, đau nhức khắp người, ho nhiều, khó thở, ăn không được. Đặc biệt, anh có bệnh nền gan và rối loạn tiền đình.
Tình cảnh của anh Trung vô cùng khó khăn khi tự cách ly ở nhà mà không được ai hướng dẫn chữa bệnh. Anh không cho bố mẹ hay người thân biết mình bị dương tính vì sợ mọi người lo lắng. Gửi người xung quanh mua thuốc và thức ăn cũng khó, do họ sợ nhiễm bệnh.
Cứ trong tình trạng một mình trong căn nhà hẻo lánh giữa đồng quê như thế, anh Trung đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đón nhận cái chết. Bất ngờ, có một người đến hỏi thăm, tặng cho anh lương thực và 9 chữ vàng “Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Người đó còn dặn anh “Hãy niệm 9 chữ vàng với sự thành tâm em sẽ khỏi bệnh”.
Từ không tin đến tin
Ban đầu, anh Trung không tin, trong lòng nhiều nghi ngờ. Nhưng càng ngày bệnh càng nặng hơn. Anh ho nhiều và mệt mà không có thuốc uống vì hết tiền nên không gửi ai mua giùm được. Tình cảnh ấy không có cách gì hết, anh chỉ còn biết lấy 9 chữ vàng ra đọc niệm mong sao bớt ho để ngủ được. Anh tập trung niệm thành tiếng khoảng 45 phút thì thấy giảm ho, thấy hơi khỏe lại; rồi sau đó ngủ được, đến sáng thì thấy khỏe hơn nhiều.
Sau đó, anh Trung mới tìm hiểu thêm. Anh tin rằng 9 chữ chân ngôn này dạy cho con người ta biết sống chân chánh; yêu thương, vị tha; nhẫn nhịn, hoan hỷ; xả bỏ, để thân tâm mình thấy nhẹ nhàng. Anh cảm thấy mình thật may mắn. Niềm tin vào 9 chữ là chiếc phao đã cứu anh giữa sóng biển mênh mông, đưa anh từ cõi chết trở về cuộc sống. Nếu không tin thì không biết giờ này anh sẽ ra sao…
Một số người khác có trải nghiệm tương tự anh Trung: chị H.T.T tại Bắc Giang (xem thêm tại đây), gia đình dì Ba với 4 người F0 tại Sài gòn (xem thêm tại đây), anh Đỗ Minh Quân hiện sống tại Mỹ ( xem thêm tại đây), thầy thuốc Đông y Nguyễn Đồng tại Mỹ (xem thêm tại đây).
Minh chứng về sức mạnh của tinh thần đối với sự sống
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, bác sỹ Martin Gardner, ông đã từng huấn luyện một người tên là Belo. Năm 2001, Belo một mình xuất phát từ Brest nước Pháp, vượt qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trên con thuyền độc mộc. Trải qua hơn 6 tháng, với cái tâm bình thản Belo đã đến Brisbane của Úc và lập kỷ lục Guiness với danh hiệu một mình một thuyền vượt qua hai đại dương lớn.
Có người hoài nghi, liệu Gardner có dùng vận động viên làm thực nghiệm hay không? Tuy nhiên, Gardner cho biết, ông chưa từng làm thực nghiệm nào, ông chỉ đang chứng minh tác dụng của tinh thần. Từ kinh nghiệm thành ᴄông của Belo, Gardner muốn nói rằng người xưa vượt đại dương bị chết hoặc thất bại không phải vì thể lực mà vì sợ hãi và tâm lý tuyệt vọng, không có tâm bình thản đón nhận việc đang diễn ra.
Theo Martin Gardner nhận định, lý do bệnh nhân ung thư bị tử vong chủ yếu là vấn đề tinh thần. 80% bệnh nhân ung thư ở Mỹ chết vì sợ hãi.
Câu chuyện chấn động về người tử tù
Vào năm 1998, bác sỹ Martin Gardner đã công bố một thực nghiệm nổi tiếng về tác dụng to lớn của tinh thần: Để một người tử tù nằm trên giường, bịt mắt anh ta lại và nói cho anh ta biết, anh ta sẽ phải chịu thi hành án tử hình ngay lúc này, sau đó một người dùng miếng gỗ cứa lên cổ tay anh ta. Một vòi nước ở gần đó được mở ra ở mức rất nhỏ sau cho nước có thể nhỏ giọt nghe rơi tý tách vào một chậu chứa dưới giường. Theo nhịp nước nhỏ giọt từ nhanh đến chậm, người tử tù tưởng rằng tiếng nước nhỏ giọt từ chậm đến nhanh đó là máu của mình nên từ từ hôn mê và chết.
Mặc dù bị cơ quan tư pháp khởi tố, nhưng ông đã dùng sự thật để chứng minh cho mọi người ɾằng: Tinh thần là yếu tố chính của sinh mệnh, nếu làm tinh thần một sinh mệnh bị suy sụp đổ thì sinh mệnh đó sẽ bị biến dạng hoặc thậm chí còn không thể tồn tại.
Động lực sống như thế nào là đủ lớn?
Nếu không vì 3 đứa con, không biết người cha sẽ dựa vào đâu để vượt qua được tình trạng mà bác sĩ đã chắc rằng không thể qua khỏi? Anh ấy muốn sống vì người khác chứ không phải cái tham sống vì bản thân mình.
Nếu không thành tâm tin tưởng, anh Trung sẽ dựa vào đâu để tìm đường sống khi xung quanh anh là tứ bề khó khăn, bệnh tình trở nặng? Điều anh ấy tin là Phật Pháp, sự chân thành, lương thiện, nhẫn nại.
Hai số phận khác nhau đều có điểm chung là mắc bệnh Covid-19 nặng và họ đã bám vào một điểm tựa tinh thần rất lớn. Sức mạnh của tinh thần đã cứu sống con người.
Khi ở nơi cửa tử, người ta chỉ mong được sống. Đừng buông xuôi, đừng nghi ngờ, cần bám vào những gì có thể. Rất nhiều bệnh nhân Covid-19 sợ hãi, hãy nhớ rằng 80% bệnh nhân ung thư ở Mỹ chết vì sợ hãi!
Hai bệnh nhân COVID-19 nói trên là minh chứng rằng, trong những tình huống nguy kịch nhất, quả thực người bệnh chỉ có thể “sống bằng niềm tin” nhưng đó lại là thứ sức sống mãnh liệt nhất (đương nhiên, không phủ nhận vai trò của bác sĩ và tác dụng của thuốc men, ăn uống).
Người xưa nói “cảnh tùy tâm chuyển” quả nhiên ứng nghiệm trong trường hợp này!
Hy vọng rằng câu chuyện của những bệnh nhân COVID-19 phục hồi sẽ mang đến niềm tin và kinh nghiệm, giúp những người còn lại vượt qua đại nạn với con số thương vong ít nhất có thể.