Theo báo cáo ngày 11/3 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực và thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới có thể tăng đến 20% do cuộc xung đột ở Ukraine.
- Điện Biên động đất 4,5 độ, làm rung lắc nhà cửa
- Video: Chiếc ô tô phủ bụi bẩn với dòng chữ khiến nhiều người ấm lòng
- Quảng Nam: Hai trận động đất liên tiếp xảy ra trong 20 phút
Tổng Giám đốc FAO cho biết: “Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine đứng thứ năm. Cả hai nước xuất khẩu 19% nguồn cung lúa mạch, 14% lúa mì và 4% ngô của thế giới; chiếm hơn một phần ba lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu”, ông Dongyu nói.
Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, các cảng biển của Ukraine đã không thể xuất khẩu ngũ cốc. Đồng thời, các lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga đã khiến các nhà kinh doanh lương thực tránh mua hàng từ quốc gia này. Do đó, giá lương thực toàn cầu đang trên đà leo thang.
Theo ông Dongyu, Nga và Ukraine cũng là nhà cung cấp phân bón toàn cầu. Vì vậy, những gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với an ninh lương thực.
Tin từ VOA, số liệu thống kê, 50 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia kém phát triển nhất, phụ thuộc vào Nga và Ukraine về nguồn cung lúa mì từ 30% trở lên, khiến họ đặc biệt dễ phải chịu tác hại.
Các quốc gia nghèo hơn ở các khu vực như ở châu Phi còn dựa vào nguồn trợ cấp bánh mì từ nước ngoài cho dân số ngày càng tăng của họ.
FAO tiên liệu: “Số lượng người suy dinh dưỡng toàn cầu có thể tăng thêm từ 8 đến 13 triệu người trong giai đoạn 2022-23”. FAO nói thêm rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp đến là vùng cận Sahara ở châu Phi có thể sẽ có mức tăng rõ rệt nhất.
Báo Thanh Niên đăng tải, thực tế, giá thực phẩm, vốn đã tăng từ nửa cuối năm 2020, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 2/2022 do nhu cầu cao, chi phí đầu vào và vận tải tăng.
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã công bố lệnh hạn chế xuất khẩu lương thực hoặc đang xem xét các lệnh cấm để bảo vệ nguồn cung cấp trong nước.