Một tính năng trên ứng dụng Alipay của Jack Ma nói: “Bạn còn trẻ, cứ tiêu thôi”. Theo đó, hàng triệu người trẻ đổ xô đến trung tâm thương mại ở các thành phố để mua sắm. Họ không kiểm soát được cơn nghiện mua sắm và dẫn đến “ngập” trong nợ nần, theo tờ Los Angeles Times ngày 8/3.

Lời khuyên của Jack Ma phản tác dụng

Sau thương vụ IPO của Ant Group bị đổ bể; một video lan truyền cho rằng mô hình cho vay của Jack Ma rất rủi ro. Một số người cảnh báo rằng chủ nghĩa tiêu dùng sẽ biến người trẻ trở thành “nô lệ”.

Các nhà làm luật lo ngại về dịch vụ tín dụng vi mô Huabei và Jiebei. Theo tiếng quan thoại, chúng có nghĩa là “cứ tiêu đi” và “chỉ cần vay thôi”. Các dịch vụ này kết nối người dùng với các ngân hàng, tổ chức. Ứng dụng của Ant group đóng vai trò trung gian trong các giao dịch tài chính.

Ant Group thu phí dịch vụ trên mỗi giao dịch. Các khoản nợ xấu, rủi ro sẽ được chuyển cho các ngân hàng và nhà đầu tư. Tập đoàn này chỉ tự bỏ vốn ra khoảng 2% với các khoản vay tiêu dùng.
Sản phẩm của Jack Ma nhắm tới người tiêu dùng trẻ tuổi; với những kinh nghiệm tài chính ít ỏi; dễ dàng cấp cho họ khoản vay mà không cần thế chấp.

Năm 2018, Eva Wang, 23 tuổi (con một gia đình nông dân) bắt đầu sử dụng dịch vụ Huabei và Jiebei. Khi mới dùng cô cảm thấy rất tuyệt: “Jiebei và Huabei giống như tiền giả vậy. Bạn cứ tiêu mà chẳng cần nghĩ ngợi gì”.

Tháng 6/2020, Wang thất nghiệp. Cô nợ 6.100 USD và không có khả năng trả nợ. Cô phải vay các khoản mới để trả nợ cũ. Các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ liên tiếp liên lạc với cô.

“Tôi sợ phải mở mắt ra vào mỗi sáng. Tim tôi đập nhanh đến mức như không thể thở được. Tôi cảm thấy cuộc sống thật khốn khổ”, Wang nói.

Tín dụng vi mô của Jack Ma – con dao hai lưỡi

Tín dụng vi mô của Ant Group ra mắt năm 2015 và phát triển nhanh chóng. Đến hết tháng 6/2020, khoảng 500 triệu người dùng Huabei và Jiebei.

Năm 2019, theo một báo cáo của công ty nghiên cứu Nielsen, khoảng 86,6% người tiêu dùng Trung Quốc độ tuổi từ 18 – 29 sử dụng sản phẩm tín dụng này.

Một diễn đàn thảo luận trực tuyến ở Trung Quốc cho thấy, khoảng 39.000 thành viên ủng hộ sản phẩm này; được gọi là “liên minh người mắc nợ”. Số nợ trung bình của nhóm những người này khoảng 56.000 USD.

Cô Eva Wang nói với gia đình về khoản nợ và đã ngừng chi tiêu quá mức: “Sau khi dừng mua sắm không kiểm soát, tôi thấy nhiều món đồ mua trước thực sự không cần đến; nó chỉ để lấp đầy sự trống vắng trong trái tim”.

Cô Wang cho biết, nếu không có thẻ tín dụng, không có các khoản vay trực tuyến, cô đã không rơi vào cảnh nợ nần. Cô lên kế hoạch sẽ đóng tài khoản Jiebei và Huabei khi trả được nợ.

“Lòng tham của con người rất điên rồ. Thật may mắn là không quá muộn để bắt đầu thay đổi vì tôi vẫn còn trẻ”, Wang nói.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng người đi vay phải tự chịu trách nhiệm cho chính khoản vay của mình.

Cô Lichen He, 27 tuổi, làm việc tại một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh cho biết, Huabei đã giúp cô trong những tình huống khẩn cấp; khi mà vài tuần nữa mới có lương.

“Huabei giúp tôi sống sót cho tới khi tiền về”, Lichen nói.

Từ Khóa: