Naveen là một giảng viên đại học bình thường tại Ấn Độ. Với tấm lòng nhân hậu và quyết tâm bền bỉ; anh đã giúp đỡ 572 người ăn xin tìm được việc làm; đồng thời cải tạo cuộc sống của 5.000 người vô gia cư.

Đường phố Ấn Độ nhan nhản người ăn xin. Lữ khách sẽ được nghe câu chuyện của những mảnh đời bất hạnh, vì sao họ phải đi xin ăn. Đôi khi những người ăn xin bị coi là săn mồi khách du lịch và sống dựa trên thiện chí của người khác.

6 năm trước, một trải nghiệm sâu sắc khiến Naveen Kumar quyết định giúp những mảnh đời cơ cực; thoát khỏi đường phố, tìm việc làm và trở lại cuộc sống bình thường.

Từ trải nghiệm cho người ăn xin tiền

Năm 2014, khi đang học năm ba chuyên ngành kỹ sư cơ khí; Naveen đến thăm một ngôi chùa ở Erode và bắt gặp một phụ nữ vô gia cư.

“Một phụ nữ lớn tuổi xin tiền, nói rằng bà ấy đã bị người thân bỏ rơi…” Thay vì quay lưng lại với bà, anh đã cho bà tất cả số tiền anh có để ăn tối hôm đó. Anh nói “Tôi đã uống nước no bụng để đi ngủ” câu chuyện cảm động được chia sẻ trên The Better India.

Hai ngày sau, anh gặp Rajsekar, một người đang cần giúp đỡ. Naveen cảm động trước lời cầu xin và lại đưa tiền cho Rajsekar, tiếp diễn đi ngủ với cái bụng đói.

Naveen chia sẻ “Cha tôi bị tàn tật và mẹ tôi nằm liệt giường. Vì vậy, tôi biết cảm giác đói và không có tiền là như thế nào”.

Ăn xin, ăn mày hoặc hành khất là việc đi cầu xin người khác ban cho một đặc ân, thường là một món quà bằng tiền, với rất ít hoặc không có mong đợi gì đáp lại. Một người làm như vậy được gọi là người ăn xin, hoặc khất sĩ. Những người ăn xin trên đường phố có thể được tìm thấy ở những nơi công cộng như tuyến đường giao thông, công viên đô thị và gần các khu chợ sầm uất. Ngoài việc xin tiền, họ cũng có thể xin thực phẩm, thức uống, thuốc lá hoặc các mặt hàng nhỏ khác.

Ăn xin là một hiện tượng xã hội lâu đời ở Ấn Độ

Nhưng khi Naveen nhìn thấy Rajsekar vài ngày sau; vẫn ăn xin ở chỗ cũ, thì anh ta nhận ra mình đã bị lừa. Naveen chia sẻ: “Tôi muốn biết lý do tại sao anh ấy đi ăn xin thay vì kiếm tiền bằng sức lao động của mình, vì sao phải ăn xin trên đường phố.”

Rajsekar từ chối trả lời. Nhưng Naveen không bỏ cuộc, theo suốt 22 ngày để tìm kiếm câu trả lời bất chấp những lời lăng mạ.

Cuối cùng, “Một buổi tối, lúc 11 giờ đêm, chúng tôi uống trà,” Naveen nói: “Anh ấy chia sẻ vì nghiện rượu và thất vọng với cuộc sống mà quyết định đi theo con đường này”.

Ăn xin trên Internet là cách ăn xin hiện đại để xin mọi người đưa tiền cho người ăn xin qua internet, thay vì đi xin trực tiếp. Ăn xin trên Internet thường nhắm vào những người quen biết với người ăn xin, nhưng cũng có thể xin từ người lạ. Ăn xin trên Internet bao gồm các yêu cầu trợ giúp đáp ứng các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo và chỗ ở, cũng như yêu cầu mọi người trả tiền cho các kỳ nghỉ, học phí, hoạt động ngoại khóa và những thứ khác mà người ăn xin muốn nhưng không thể thoải mái chi trả.

Chàng kỹ sư trẻ nhận ra thứ mọi người cần; không phải là mấy đồng tiền lẻ mà là sự giúp đỡ lâu dài.

Tuy nhiên, khi anh chia sẻ ý tưởng với bạn bè và gia đình; họ đã can ngăn và bảo anh hãy tập trung vào sự nghiệp.

Mọi người nói rằng, “Chính phủ Ấn Độ đã không thể giải quyết vấn đề người ăn xin; làm thế nào bạn có thể làm điều đó một mình?”

Nỗ lực giúp đỡ người khốn khổ

Sau khi tốt nghiệp, anh bắt đầu bước đầu tiên của dự án. Tìm cho Rajsekar công việc bảo vệ khu dân cư.

Tiếp theo, chàng sinh viên trẻ thành lập dự án Atchayam Trust vì một Ấn Độ không còn người ăn xin; đồng thời tiếp tục học về kỹ thuật nhiệt.

Ăn xin là một hiện tượng xã hội lâu đời ở Ấn Độ. Trong thời Trung cổ và trước đó, ăn xin được coi là một nghề chấp nhận được và được tích hợp vào cấu trúc xã hội truyền thống.[3] Hệ thống ăn xin và bố thí cho những người khất sĩ và người nghèo vẫn được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ, với hơn 400.000 người ăn xin trong năm 2015.

Naveen kể khi nhờ đồng nghiệp, gia đình và bạn bè hỗ trợ kinh phí; họ đã nói anh đang “ xin tiền như những người ăn xin”.

Sau khi tốt nghiệp, Naveen trở thành giảng viên đại học. Anh cố gắng duy trì dự án bằng tiền lương và các khoản đóng góp nhỏ của cộng đồng. Anh đã có hẳn một đội 400 tình nguyện viên ở 18 quận khác của bang. Dự án đã giúp 572 người ăn xin tìm được việc làm; đồng thời giúp cải tạo khoảng hoàn cảnh sống cho hơn 5.000 người vô gia cư.

Những tình nguyện viên của Atchayam Trust đang giúp người ăn xin đường phố.

Cộng đồng nỗ lực giảm ăn xin đường phố

Anh ấy đã thiết lập một trang quyên góp để mọi người có thể quyên góp để giúp đỡ. Anh cho biết khoản quyên góp trung bình là 500 – 1.000 rupee (khoảng 6,78 – 13,57 đô la Mỹ). Và cần khoảng 4.000 rupee (54,26 đô la Mỹ) để hỗ trợ các nhu cầu cơ bản và thuốc men cho một người sống trên đường phố.

Naveen và các tình nguyện viên cung cấp các dịch vụ tư vấn từ các sinh viên tâm lý và y khoa. Họ giúp những người vô gia cư vượt qua nỗi xấu hổ và sợ hãi, kết nối lại với gia đình, trở lại làm việc và sống cuộc đời độc lập trở lại.

Họ cũng giúp đỡ thiết lập các thói quen vệ sinh tốt và cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy cho những người cần.

Năm 2018, Naveen đã nhận được Giải thưởng Thanh niên Quốc gia từ chính phủ Ấn Độ cho công việc của mình, tiếp theo là Giải thưởng Thanh niên Nhà nước vào năm 2019.

Có lẽ câu chuyện của Naveen sẽ khiến mỗi người thấm thía câu nói “Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác.” – William Arthur Ward

Quỳnh Châu biên dịch/ Bài và ảnh: The Epoch Times