Đây là một câu chuyện của người Tây Tạng diễn ra cách đây nhiều năm. Sau cái chết của linh dương mẹ, người thợ săn đã thực sự bỏ nghề.
Thời đó bắn giết thú rừng không bị pháp luật trừng trị. Đến tận ngày nay, tiếng súng của thợ săn vẫn rì rào vọng lại từ sâu trong ngóc ngách của khu bảo tồn, nơi mà hiếm có dấu chân của những người gác rừng. Những con linh dương Tây Tạng, ngựa hoang, lừa rừng, gà trống tuyết và dê vàng mà người ta nhìn thấy vào thời đó bây giờ rất hiếm.
Thiện và ác cùng tồn tại trong con người thợ săn già
Vào thời điểm đó, những người ở miền bắc Tây Tạng thường nhìn thấy một người thợ săn già, với mái tóc dài, bộ râu rậm và đôi ủng dài của người Tây Tạng đi bộ gần đường cao tốc Thanh Hải – Tây Tạng. Khẩu súng nhánh sáng bóng đeo nghiêng trên người ông ta, cùng hai con bò Tây Tạng phía sau đang chở con mồi nặng nề.
Ông ta không tên và không họ, đi khắp nơi băng tuyết về phương Bắc; ngủ ở đầu nguồn sông, nấu thịt cừu vàng trên lửa khi đói, và uống một bát nước đá tuyết khi khát. Da sống mà ông săn được đương nhiên sẽ bán được giá.
Những người muốn đến thủ phủ của Tây Tạng để hành hương, họ sẵn sàng trải qua chặng đường dài đầy khó khăn và nguy hiểm. Mỗi khi được người thợ săn già dẫn đường và bảo vệ vượt qua hiểm nguy; họ luôn xúc động cảm tạ và chúc ông với câu: “Chúa phù hộ ông, mọi thứ đều bình an vô sự”.
Giết chóc và từ thiện cùng tồn tại trong con người của thợ săn già. Sau một sự cố hy hữu đã khiến ông phải từ bỏ cây súng.
Sự cố hy hữu trong đời của người thợ săn già
Ngày hôm đó là một ngày vô cùng may mắn đối với người thợ săn già. Sáng sớm, khi thợ săn già ra khỏi lều, vươn vai và đang định uống một bát trà bơ đồng; bỗng nhiên nhìn thấy một con linh dương Tây Tạng to khỏe, đang đứng trên dốc cỏ đối diện cách đó hai bước. Mắt ông sáng lên “mồi ngon giao đến tận cửa”. Một luồng sinh khí sảng khoái ngay lập tức trào ra từ cơ thể ông sau một đêm ngủ say. Không chút do dự, ông quay trở lại lều lấy cây súng.
Người thợ săn giơ súng lên ngắm, điều kỳ lạ là con linh dương Tây Tạng béo ục ịch không hề bỏ chạy; mà nhìn bằng ánh mắt van xin, rồi bước về phía ông hai bước. Hai chân trước của nó khuỵu quỳ xuống; hai hàng nước mắt lăn dài từ mắt nó.
Trái tim của người thợ săn già mềm đi; bàn tay của ông trên cò súng không thể không buông ra. Có một câu nói phổ biến ở các vùng Tây Tạng: “Chim bay trên trời, chuột chạy dưới đất đều là con người trong lục đạo luân hồi chuyển sinh.” Lúc này con linh dương quỳ lạy ông, như cầu xin sự sống cho mình.
Ông là một thợ săn, thật hợp lý khi không cảm động trước sự cầu xin của con linh dương. Ông nhắm mắt lại di chuyển cò súng dưới ngón tay. Tiếng súng vang lên con linh dương Tây Tạng ngã xuống đất. Sau khi ngã xuống nó vẫn quỳ, hai hàng lệ còn đọng trên mi.
Người dân Tây Tạng không còn nhìn thấy người thợ săn già nữa
Hôm đó, người thợ săn già không mổ và lột xác con linh dương ngay khi săn được như trước đây. Hình ảnh linh dương Tây Tạng cúi đầu cầu xin luôn hiện ra trước mắt ông. Ông thấy hơi lạ. Tại sao con linh dương Tây Tạng lại quỳ xuống? Đây là cảnh tượng duy nhất ông chứng kiến trong sự nghiệp săn bắn của mình. Đêm nằm trên sàn nhà, ông không thể ngủ được. Một lúc sau tay ông run rẩy…
Ngày hôm sau, người thợ săn già vật lộn với con linh dương Tây Tạng trong tâm trạng bất an, tay ông vẫn còn run. Khoang bụng con linh dương dưới lưỡi dao được mở ra. Ông kinh ngạc hét lên; con dao đồ tể trên tay rơi xuống đất kèm theo một tiếng nổ …
Hóa ra trong tử cung của một con linh dương Tây Tạng có một con linh dương nhỏ đang nằm yên lặng, nó đã chết. Lúc này, người thợ săn già mới hiểu vì sao thân hình con linh dương Tây Tạng mập mạp lại phải cúi xuống quỳ lạy. Có phải nó cầu cứu ông tha mạng cho con của mình không? Miệng của người thợ săn già há hốc kinh ngạc.
Vào ngày hôm đó, ông không đi săn mà đào một cái hố trên sườn đồi để chôn linh dương Tây Tạng cùng đứa con trong bụng của nó. Kể từ đó, người thợ săn già biến mất khỏi đồng cỏ phía bắc Tây Tạng, và không ai biết đến tung tích của ông.
Nguồn: secretchina
Mỹ Linh biên dịch
Xem thêm:
- Câu chuyện về cá koi vàng đen: Họa lớn nhất là họa không biết đủ
- Người rộng lượng tự có phúc phần – chuyện con cáo cứu mạng ân nhân
Mời xem video: