Trong kiếp nhân sinh có phải cái điều ta lo nhất chính là “mất đi”. Người có quyền, sợ mất đi quyền thế; người giàu có sợ mất đi phú quý; lớn tuổi thì sợ mất đi sức khỏe; tuổi trẻ sợ mất đi tình yêu…

Những điều mất đi, có thực sự trân quý nhất? 

Trên thế gian này, con người sợ mất đi quan niệm và tình cảm vốn có, mất đi sự thư thái và an nhàn mà bản thân đang nắm giữ…

Mất đi thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ. Trong y học, Chết là sự Chấm dứt của mọi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn.
Sợ mất đi vì còn người chưa thực sự hiểu điều gì là trân quý nhất của sinh mệnh (ảnh minh hoạ: Pixabay).

Tuy nhiên, thế sự đời người đều là vô thường, cũng là điều không thể tránh khỏi. Điều chúng ta có thể làm, là tự thay đổi chính mình.

Sợ mất đi, bởi chúng ta cho những thứ đó là quý giá. Nếu mất đi thực sự là những thứ không tốt, hoặc không đủ tốt, chúng ta có còn sợ mất không? Chắc hẳn là không, ngược lại ta còn cảm thấy may mắn.

Mất đi chính lại là được

Trong cuộc sống, khi gặp vấn đề hoặc những điều khó khăn, hãy dừng lại suy nghĩ một chút. Có thể tự thay đổi bản thân, thử học cách làm “mất đi” những quan niệm cũ cố hữu…

Khi người khác tranh quyền đoạt lợi với mình, điều đầu tiên ta nghĩ tới có thể là “đạt được”. Vì vậy, khi mang trong tâm sự căm giận, ta vẫn muốn vắt óc suy tính, bày mưu tính kế sao để có được nó. Vào lúc này, chúng ta có can đảm dám lựa chọn “mất đi”?

Cho mình một lần tự thay đổi, là cơ hội cho mình vứt bỏ những quan niệm cố hữu vốn có. Nếu chưa bao giờ chịu mất, thử một lần, xem sao. Chúng ta tranh đoạt lẫn nhau, chẳng qua chỉ là mò trăng đáy nước. Nhắm mắt rồi, có còn gì nữa đâu…

Những vật chất, danh lợi này nếu thật sự thuộc về mình, sẽ thuộc về mình. Bởi mọi việc đều “chuyển động” theo một quy luật đặc định, chỉ là ta không nắm được mà thôi.

Trước mâu thuẫn, khi lựa chọn mất đi sự “tranh đấu”, “giành giật” vốn có, còn lại sẽ là sự tĩnh tại và bình thản trong tâm. Đây cũng là cội nguồn của hạnh phúc và sức khỏe. Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chốc trời yên biển lặng.

Mất đi cái hối hả, được cái an nhàn

“Mất đi”, là sự vứt bỏ ở tầng cảnh giới thấp, cũng để bước vào cảnh giới tư tưởng cao hơn. Thực sự có thể làm được điểm này, đó không phải sự kiên cường bất khuất hữu hình nơi thế gian, mà là biểu hiện tự nhiên sự thăng hoa của sinh mệnh.

Có lẽ, khi thực sự có thể làm được tâm tĩnh lặng như nước, thẳng thắn chính trực, từ thiện đãi người, bao dung vạn vật như biển nạp trăm sông, con người dễ dàng vượt qua sự trói buộc và trở ngại của chính mình. Tất cả những điều này, có thể đều xảy ra ở một tầng thâm sâu. Điều bộc lộ trong cuộc sống của chúng ta, chẳng qua chỉ là một tầng bề ngoài đơn giản.

Khi thực sự dám mất đi những ham muốn, sự tham lam và kiêu ngạo; ta sẽ không còn lo cái được mất nơi thế gian. Biển lớn chính là không quan tâm đến việc mất đi một giọt nước.

Đạt được cái trước mắt mà mất đi cái lâu dài

Mọi người thường cho rằng cái có được là tốt. Suy nghĩ và lựa chọn của mình là đúng. Nỗ lực và kinh nghiệm của mình là hay… Nhưng bên ngoài cái đó là gì thì đôi khi không muốn để mắt tới.

Trong ngôn ngữ học, cái chết của ngôn ngữ xảy ra khi một ngôn ngữ mất đi người bản ngữ cuối cùng. Bằng cách mở rộng, sự tuyệt chủng ngôn ngữ là khi ngôn ngữ không còn được biết đến, kể cả bởi những người nói ngôn ngữ thứ hai.
Không ngừng mất đi để có hạnh phúc tự tại (ảnh: Pixabay).

Từ cổ chí kim, nhiều người thành đạt, các nhà khoa học vĩ đại, nghệ sĩ vĩ đại đã dám từ bỏ hào quang và ý nghĩ vốn có ban đầu của mình. Từ bỏ cuộc sống thoải mái, không ngừng thử thách bản thân và bứt phá để đạt được những thành tựu vĩ đại hơn.

Nếu chỉ quan tâm lưu luyến cảnh vật dưới chân, chúng ta khó có thời gian và tâm trí để mong muốn leo lên những ngọn núi cao hơn.

Đời người giống như ván cờ, và “tự ngã” là đối thủ “lợi hại” nhất

Đời người là một ván cờ, và đối thủ thực sự chính là “tự ngã”. Nếu ta có thể nhận thức rõ và vượt qua “cái tôi” của mình trong từng nước đi. Phần thắng cuối cùng sẽ thuộc về ta.

Chơi cờ với thái độ này, chúng ta có thể không còn quan tâm đến thành bại cuối cùng khi kết thúc. Bởi vì bạn là người chiến thắng ngay khi bắt đầu ván cờ. Bởi vì sinh mệnh của bạn đã bắt đầu thăng hoa khi con tốt đầu tiên được bày ra.

Không ngừng mất đi để thăng hoa trong mọi thời khắc

Phát hiện và để mất đi những quan niệm tự ngã ban đầu là một quá trình khó khăn. Nhưng đó là con đường tắt dẫn đến sự thăng hoa của sinh mệnh. Giống như thác trong suối. Mỗi một tình huống khó khăn gặp phải thực ra đều là một quá trình thanh lọc tịnh hóa. Sau khi loại bỏ những tạp chất không tốt, chúng ta vẫn trong suốt như ban đầu.

Hãy thử nghĩ xem, trong những người và sự việc gặp phải ngày hôm nay, chúng ta có phát hiện ở mình những tâm tham lam nào? Niệm đầu suy nghĩ bất hảo nào? Nếu phát hiện ra, hãy cố gắng loại bỏ một chút chúng đi. Sau đó, tự vấn còn nên loại bỏ những ý tưởng và hành vi xấu nào khác? Nếu ngày hôm nay, chúng ta có thể loại bỏ thoát khỏi một chút những điều không tốt, chúng ta sẽ thăng hoa lên một chút.

Nếu chúng ta có thể làm điều này trong 7 ngày tới, loại bỏ từng chút suy nghĩ và ý niệm xấu mỗi ngày. Sau đó kiên quyết làm điều này trong hai tuần và 30 ngày tiếp theo. Đến ngày thứ 31 khi quay đầu nhìn lại, chúng ta sẽ phát hiện hóa ra có rất nhiều sự việc, chúng ta có thể dùng quan điểm và thái độ khác nhau để đối đãi. Hóa ra có rất nhiều sự việc ta đều có thể bình thản đối diện như vậy.

Không sợ hãi là một loại tự do về tinh thần và nhục thân. Can đảm xả tận hết là sự thăng hoa lên tầng càng cao hơn của sinh mệnh.

Theo Nguyện Ước