Kinh tế Mỹ đang đối diện với bóng ma lạm phát. Việc gia tăng các lệnh trừng phạt Nga càng làm trầm trọng tình trạng lạm phát. Giới phân tích đưa ra những biện pháp bảo vệ tài sản trước cơn bão lạm phát toàn cầu. Đồng USD tiếp tục mất giá cùng với khoản nợ công tăng cao khiến kinh tế Mỹ đối diện với sự suy thoái. 

Lạm phát phá giá đồng đô la 

Nền kinh tế Hoa Kỳ đang vật lộn với hai đặc điểm dường như đối lập nhau. Một mặt, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã trở thành một vấn đề lớn trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, xã hội đến kinh tế. Mặt khác, nhu cầu sụt giảm đang ngày càng thúc đẩy thị trường lớn nhất thế giới chuẩn bị cho một cuộc suy thoái.

Thực tế không phải tất cả các đợt tăng CPI đều là lạm phát. Lạm phát thực sự là do lượng cung tiền vượt quá lượng cầu, nói cách khác là ngân hàng trung ương đã phát hành tiền tệ quá nhiều, hay nói hiểu đơn giản là in tiền bừa bãi. Điều này làm cho đồng đô la Mỹ giảm giá hấp hơn so với các đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối. Điều này biểu hiện bằng sự sụt giảm của chỉ số đô la. 

Chúng ta biết rằng, Kho bạc Hoa Kỳ dự trữ đồng USD, các ngân hàng trung ương của các nước khác cũng dự trữ Đồng đô la, có khoảng 60% trong số dự trữ ngoại tệ trị giá 12.800 tỷ USD của toàn cầu hiện là bằng đồng USD, giúp nước Mỹ có được đặc quyền trước các nước khác. Nhưng giờ đồng USD sụt giảm cũng đồng nghĩa với việc giảm giá trị tài sản USD của các ngân hàng trung ương đang dự trữ.

Nhờ trái phiếu chính phủ Mỹ bằng đồng USD rất hấp dẫn. Mỹ đã vay các nước khác bằng đồng USD nên nếu đồng tiền này mất giá, trái phiếu của Mỹ cũng mất giá theo. Và khi giá trị tài sản bằng USD sụt giảm, sẽ khiến các ngân hàng trung ương nước ngoài và các quỹ tài sản sẽ tích trữ ít đô la hơn. Điều này làm giảm nhu cầu đối với đô la. 

Đồng đô la giảm giá ảnh hưởng gì đến nền kinh tế?

Đồng đô la yếu thì Mỹ sẽ mua được ít hàng hóa nước ngoài hơn. Điều này làm tăng giá hàng nhập khẩu, và khi giá hàng nhập khẩu tăng trong khi giá trị đồng tiền đã sụt giảm, thì chính là cú bồi góp phần gây ra lạm phát. 

Các hợp đồng về dầu và các mặt hàng khác thường được tính bằng đô la. Kết quả là, giá tính bằng đô la của những mặt hàng này phải tăng lên.

Về mặt tích cực, đồng đô la suy yếu sẽ giúp các nhà xuất khẩu của Mỹ. Hàng hóa của họ dường như sẽ rẻ hơn đối với người mua quốc tế. Điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu có đủ các nhà đầu tư rời bỏ đô la để thay thế bằng các loại tiền tệ khác, điều này có thể gây ra sự sụp đổ của đồng đô la. 

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc đồng USD sụp đổ là điều khó có thể xảy ra, nhưng mất vị thế là hoàn toàn có thể.

Đồng USD Mỹ (ảnh: Pixabay).
Đồng USD Mỹ (ảnh: Pixabay).

Đặc biệt là khi Mỹ vũ khí hoá đồng USD để trừng phạt Nga. Mỹ đã đóng băng số dự trữ ngoại tệ trị giá 630 tỷ USD của Nga và khiến đồng ruble giảm giá mạnh. Tuy nhiên, để tự bảo vệ, các nước sẽ đa dạng hóa các khoản đầu tư vào các đồng tiền khác, ngoài USD. Tức là họ bỏ trứng vào  nhiều giỏ. Đây chính là điều khiến cho vị thế dự trữ của đồng tiền này đứng trước những vấn đề.

Một nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại tệ của toàn cầu đã giảm trong hai thập niên qua. Các tác giả của nghiên cứu cho rằng điều này cho thấy dự trữ ngoại tệ sẽ thay đổi ra sao trong thời gian tới.

Nga và Trung Quốc cũng đang hy vọng đưa đến những thay đổi. Ví dụ: Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc về việc thanh toán tiền mua dầu bằng Nhân dân tệ thay cho USD. Ấn Độ thì xem xét cơ chế thanh toán bằng đồng Rúp. Còn Slovakia thì đồng ý trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng Rúp.

Như vậy để thấy rằng, việc Mỹ vũ khí hoá đồng USD để chống Nga lại là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những quốc gia nào đang dự trữ nhiều đồng USD. Họ có thể đối mặt với 2 lựa chọn: hoặc tiếp tục để đồng USD mất giá, hoặc phải đa dạng hóa dự trữ nhiều đồng tiền khác thay vì chỉ dự trữ USD. 

Nếu đồng đô la sụt giảm thì làm cách nào để bảo vệ tài sản của mình?

 Chúng ta có thể xem xét tới các giải pháp như:

  1. Đầu tư một phần danh mục đầu tư của mình vào thị trường chứng khoán. Mặc dù có rủi ro, nhưng lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro thường cao hơn lạm phát.
  2. Mua Chứng khoán được bảo vệ bởi lạm phát kho bạc (TIPS) là một loại chứng khoán Kho bạc do chính phủ Hoa Kỳ phát hành Bảo vệ Lạm phát Kho bạc, hoặc mua trái phiếu từ Bộ Tài chính nếu quý vị ở Hoa Kỳ. Đây là hai cách hợp lý để bảo vệ chúng ta khỏi lạm phát.
  3. Bỏ trứng vào nhiều giỏ, tức là mua nhiều loại tiền có triển vọng sẽ tăng giá trị nếu đồng đô la mất sức mạnh. 
  4. Mua vàng, kim loại quý và cổ phiếu trong các công ty khai thác vàng. Nếu đồng đô la giảm nhanh hơn, gây ra siêu lạm phát, thì chúng ta sẽ được lợi.
  5. Ngoài những gợi ý trên, chúng ta có thể đầu tư vào đất nông nghiệp, để đảm bảo có thể tự cung tự cấp trong trường hợp siêu lạm phát bùng nổ.  

Chúng ta biết rằng, USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu, đồng đô la sẽ chỉ sụp đổ khi nền kinh tế Mỹ trải qua những cuộc khủng hoảng và suy thoái. Vậy kinh tế Mỹ có thể sụp đổ không? Điều này chưa thể xảy ra ngay, nhưng thực trạng kinh tế Hoa Kỳ không mấy khả quan.

Nền kinh tế Hoa Kỳ ngập chìm trong nợ

Kể từ khi George Bush lên nắm quyền vào năm 2001, Hoa Kỳ đã phát triển niềm đam mê sa vào vũng lầy nợ nần. Ngày nay nợ quốc gia của Mỹ vượt ngưỡng 30 nghìn tỷ USD. Hoa Kỳ đang sống dưới cái bóng của Trung Quốc vì Hoa Kỳ nợ Trung Quốc khoảng 1,06 nghìn tỷ USD tính đến tháng 1 năm 2022. 

Ông George Bush giữ chức tổng thống Mỹ từ năm 2001-2009 (ảnh: Flickr).
Ông George Bush giữ chức tổng thống Mỹ từ năm 2001-2009 (ảnh: Flickr).

Điều này có thể dẫn tới rủi ro nếu Trung Quốc có thể quyết định bán tháo các khoản thu bằng đô la mà họ nắm giữ khiến cho đồng USD bị mất giá, thậm chí có thể làm sụp đổ đồng tiền của Mỹ. 

Hiện nay, các hộ gia đình ở Hoa Kỳ đang mắc nợ rất nhiều. Từ nợ sinh viên đến nợ thẻ tín dụng, công dân Mỹ trong thời gian gần đây đã nợ chồng chất quá nhiều.

Đứng trước những khoản nợ này, Chính quyền Biden không có bất kỳ giải pháp lâu dài nào, điều này sẽ dẫn đến phá sản của nhiều tổ chức tín dụng.

Ông Joe Biden thăm Kyiv (Ukraine) khi còn là phó tổng thống Mỹ vào ngày 8/12/2015 (ảnh: Flickr).
Ông Joe Biden thăm Kyiv (Ukraine) khi còn là phó tổng thống Mỹ vào ngày 8/12/2015 (ảnh: Flickr).

Trở lại năm 2006, ông Donald Trump và Robert Kiyosaki đã đưa ra lời cảnh báo trong cuốn sách  Why We Want You To Be Rich: Two Men, One Message. Cuốn sách nói về các vấn đề kinh tế của Hoa Kỳ bao gồm sự siết chặt của tầng lớp trung lưu, toàn cầu hóa kinh tế và nợ quốc gia của Hoa Kỳ. Nó là một cuốn sách bán chạy nhất thời điểm đó.

Trong cuốn sách này, cựu TT Trump đã cảnh báo trước tất cả, nhưng các nhà kinh tế tư vấn cho chính phủ Mỹ gọi nó là “không ấn tượng”. Họ gạt  lời cảnh báo của ông Trump sang một bên. Họ cho rằng ông ấy là “không phải chuyên gia” và vẫn tiếp tục các chính sách kinh tế cho đến nay. Điều này buộc người dân Mỹ phải sống dưới cái bóng của sự thống trị của Trung Quốc. 

Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng hòa bang North Carolina ngày 5/6/2021 (ảnh chụp màn hình video trên Youtube).
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng hòa bang North Carolina ngày 5/6/2021 (ảnh chụp màn hình video trên Youtube).

Nền kinh tế Mỹ ngày nay đang ở mức yếu nhất. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đe dọa sự thống trị quân sự của Mỹ nhưng chưa bao giờ đến gần hơn về mặt cạnh tranh kinh tế. Cần lưu ý rằng về mặt kinh tế, Mỹ bị Nhật Bản đe dọa nhiều hơn là Liên Xô. 

Mặt khác, Trung Quốc cố gắng vượt qua nền kinh tế Mỹ vào năm 2026. Trung Quốc đang nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về các công nghệ của tương lai như – Trí tuệ nhân tạo, Năng lượng xanh, 5G, v.v. 

Nền kinh tế Mỹ đang rất cần một cuộc tái thiết cơ bản, nếu không, điều TQ mong muốn sẽ trở thành hiện thực: Sự trỗi dậy của phương Đông trên sự suy tàn của phương Tây. Và để tiến hành tái thiết, chắc chắn rằng, đường lối chính sách của chính quyền đảng dân chủ sẽ không làm được điều đó. Chính quyền Biden đã thành công trong việc tạo ra một kỷ nguyên lạm phát không mong muốn với tốc độ tăng trưởng thấp tới từng bang.

Dưới thời chính quyền Biden, Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2022, cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hoặc không tăng trưởng trong quý 1/2022. Mặc dù điều này đang xảy ra dưới chính quyền của Biden, nhưng ông ấy không phải là người duy nhất phải chịu trách nhiệm. Các tổng thống kế nhiệm trong vài thập kỷ qua – từ Bill Clinton đến Barack Obama – đều đưa ra các sáng kiến ​​chính sách khiến nền kinh tế Mỹ suy yếu về mặt cấu trúc. 

Từ Khóa: