Trong những tuần gần đây đã xảy ra các cuộc pháo kích nhằm vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Ngay cả Tổng thư ký LHQ cũng muốn cử thanh sát viên quốc tế tới nhà máy Zaporozhye tại Ukraine. Có điều bí mật gì đang được cất giấu tại nhà máy này?
Tóm tắt nội dung
Pháo kích liên tiếp vào nhà máy hạt nhân Zaporozhye
Ngày 17/8, thành viên của hội đồng chính quyền khu vực Zaporozhye, ông Volodymyr Rogov cho biết, các đợt pháo kích lại tiếp tục nhằm vào khu vực của nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Ông này nói: “Ít nhất 6 người có mặt trong khu vực có nhà máy Zaporozhye. Thiệt hại đang được đánh giá. Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin về các nạn nhân. Không có vụ va chạm nào tại khu vực trung tâm nhà máy. NPP vẫn tiếp tục hoạt động bình thường”.
Nhà máy hạt nhân này đã liên tiếp phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng pháo, đe dọa nguy cơ xảy ra một thảm họa hạt nhân quy mô lớn. Cả Nga và Ukraine đều lên tiếng cáo buộc nhau.
Theo ông Rogov, các vụ pháo kích đã làm hư hỏng đường dây cao áp của trạm biến áp Kakhovskaya, khiến các nhân viên nhà máy phải giảm công suất của hai tổ máy.
Ukraine diễn tập phòng thảm họa hạt nhân
Ngay sau cuộc pháo kích hôm 17/8, Ukraine cũng bắt đầu diễn tập đề phòng một thảm họa hạt nhân.
Các đơn vị thuộc Trung đoàn số 704 của Lực lượng Phòng hóa, sinh hóa và hạt nhân của quân đội Ukraine cũng dự kiến tập kết ở tỉnh Zaporizhzhia trước ngày 19/8 – thời điểm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đến thăm nước này,
Bộ chỉ huy nhóm tác chiến – chiến thuật Dnepr của Ukraine cũng đang triển khai các trạm quan trắc phóng xạ, cũng như huấn luyện tác chiến trong môi trường nhiễm xạ cho những đơn vị thuộc Lữ đoàn Phòng vệ Lãnh thổ số 108, Lữ đoàn pháo binh số 44 và nhiều đội hình triển khai ở tỉnh Zaporizhzhia.
Phía Nga cáo buộc chính quyền Kyiv đang chuẩn bị hành động khiêu khích tại nhà máy Zaporizhzhia, nhằm đổ lỗi cho Nga gây ra thảm họa ở khu vực vào thời điểm ông Guterres đến thăm nước này.
Câu hỏi nghi vấn?
Gần đây, tâm điểm trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Theo yêu cầu của phái đoàn Nga, ngày 11/8 Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức cuộc họp bất thường về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân. Tại cuộc họp, đại diện của Nga và Ukraine đã cáo buộc nhau tấn công nhà máy điện hạt nhân.
Cả Nga và Ukraine cũng đều cảnh báo rằng, một vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl.
Tại cuộc họp, đại diện thường trực của Nga tại LHQ ông Vassily Nebenja cho biết Ukraine và các nước phương Tây đã đưa ra những cáo buộc vô lý rằng Nga đã tấn công nhà máy điện hạt nhân, nhưng bỏ qua. thực tế là nhà máy điện hạt nhân nằm trong khu vực do Nga kiểm soát.
Ông Nebenja nhấn mạnh các binh sĩ Nga đã cứu nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye khỏi thảm họa, và nếu họ rút quân (theo yêu cầu của Mỹ và NATO), Kyiv có thể sử dụng nhà máy điện hạt nhân để tạo ra một vụ khiêu khích khủng khiếp.
Hiện phía Ukraine kêu gọi giao quyền kiểm soát tất cả các cơ sở hạt nhân ở Ukraine cho Kyiv.
Tổng thống Zelensky cho biết trong một bài phát biểu video được công bố vào tối ngày 11/8 rằng, Nga đang sử dụng nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye để “đe dọa toàn thế giới”.
Đồng thời ông cũng tuyên bố rằng “tất cả mọi người trên thế giới nên ngay lập tức phản ứng và loại bỏ những người chiếm đóng khỏi đất nước” trục xuất khỏi khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye”.
Ông Zelenskiy cũng đe dọa rằng, tình báo Ukraine đang nhắm mục tiêu vào các binh sĩ Nga đang bắn vào cơ sở hạt nhân Zaporozhye.
Giờ đây, lý do khiến nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye trở thành tâm điểm của cả hai bên trong cuộc xung đột là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
Vậy ai đang tấn công nhà máy Zaporozhye? Nga hay Ukraine?
Tuy nhiên cần phải chú ý tới thời điểm xảy ra các cuộc nã pháo vào nhà máy điện hạt nhân.
Thứ nhất, tiền đề khách quan cho thấy cuộc tấn công bắt đầu vào thời điểm sau khi Ukraine nhận được pháo phản lực tầm xa do Mỹ và NATO viện trợ.
Nga đã kiểm soát Zaporozhye từ đầu tháng 3. Vậy tại sao không có cuộc tấn công nào của Ukraine trong khoảng thời gian tương đối dài (4 tháng) sau khi Ukraine bị mất vào tay lực lượng Nga?
Thêm nữa, trước đó chính quyền Kyiv đã tuyên bố sẽ tấn công và giành lại những khu vực đã mất vào tay Nga.
Thứ hai, chính Ukraine đang kêu gọi Nga trao trả quyền kiểm soát tất cả các cơ sở hạt nhân ở Ukraine cho chính phủ Kyiv. Điều này một lần nữa chính Ukraine thừa nhận, nhà máy điện hạt nhân này là do Nga kiểm soát, và khu vực Zaporozhye Oblast, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân cũng nằm dưới quyền kiểm soát của Nga.
Đương nhiên người Nga không ngu ngốc đến đức mức tự bắn phá vào khu vực nguy hiểm, nơi có cả lực lượng Nga, thân Nga và cả nhân viên Ukraine đang vận hành nhà máy.
Thêm một yếu tố nữa, cả Mỹ, G7 và Ukraine đều yêu cầu Nga trao trả nhà máy Zaporozhye vào thời điểm khu vực Zaporozhye đang có ý định sáp nhập vào Nga.
Vì vậy câu hỏi đặt ra là: Ai đang cố tình gây ra thảm họa tại nhà máy Zaporozhye và muốn kiểm soát lại khu vực này?
Vậy nên tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 1/8 khi nêu “quan ngại sâu sắc” rằng, Nga đang sử dụng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia làm căn cứ quân sự để tấn công lực lượng Ukraine, là một kết luận đầy sơ hở và thiếu tính logic.
Liên Hợp Quốc phải chăng cũng đang nghi ngờ?
Tổng Thư ký LHQ António Guterres đang làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để tổ chức chuyến thăm cho các thanh sát viên IAEA tới nhà máy Zaporozhye.
Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về tình hình xung quanh nhà máy và có thể nó đang bị tấn công, và muốn biết nguồn gốc của vụ tấn công. Chúng tôi rất hy vọng rằng IAEA sẽ có thể cử các thanh tra viên đến để tìm hiểu xem những gì đang xảy ra tại nhà máy”.
Đáp lại, quan điểm của Washington trùng với Kyiv, rằng mối đe dọa đối với nhà máy điện hạt nhân là do quân đội Nga gây ra. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga chấm dứt mọi hành động thù địch tại hoặc gần các cơ sở hạt nhân của Ukraine và trao lại toàn quyền kiểm soát cho Ukraine”.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, quân đội Ukraine đã liên tiếp tục pháo kích vào khu vực của nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Theo ông, các cuộc tấn công được thực hiện bởi lữ đoàn pháo binh số 44 của Lực lượng vũ trang Ukraine từ khu vực thành phố Marganets, nằm trên bờ đối diện của hồ chứa Kakhovka với nhà máy điện hạt nhân.
Vladimir Rogov, thành viên của Hội đồng chính quyền vùng Zaporozhye cũng làm rõ: “Pháo đã bắn trúng hệ thống làm mát và kho chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng (SNF). Đây là những điều khủng khiếp, đây là khủng bố hạt nhân”.
Ông lưu ý, nếu hệ thống làm mát bị hỏng, lò phản ứng có thể quá nóng, dẫn đến mất kiểm soát, và một lượng lớn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được giải phóng.
Ông Rogov nói thêm: “IAEA bày tỏ mong muốn đến nhà máy để thanh tra những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine ‘đã đặt ra một điều kiện cho việc này. Họ nói lực lượng Nga phải rời khỏi khu vực nhà máy, ngừng cung cấp an ninh, loại bỏ hệ thống phòng không quanh nhà máy. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu không có lực lượng phòng không Nga ở đó?”.
Theo chính quyền thành phố Energizer, nơi có nhà máy điện hạt nhân, một quả đạn phân mảnh được bắn đã rơi cách tổ hợp điện chỉ 400 m.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky đã kêu gọi phản ứng của thế giới nên cứng rắn hơn đối với “khủng bố hạt nhân” của Nga. Cựu đại sứ Ucraine tại Áo Oleksandr Shcherba nói rằng, ông Zelensky đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống lại lĩnh vực hạt nhân của Nga với Charles Michel, người đứng đầu Hội đồng châu Âu.
Sự kết hợp hoàn hảo
Thực tế, các chuyên gia Nga đặt nghi vấn về các cuộc pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân, trùng hợp với các cuộc tấn công ngoại giao của Tổng thống Zelensky nhằm vào Nga.
Thứ trưởng Duma Quốc gia Mikhail Delyagin cho biết: “Rõ ràng, những hành động này được đồng bộ hóa. Có những cuộc tấn công có hệ thống vào một thời điểm cụ thể. Họ có một cách tiếp cận tổng hợp”.
Trong khi ấy nhà vật lý hạt nhân Alexander Borovoy cảnh báo: “Những cuộc pháo kích như vậy có thể làm hỏng nguồn cung cấp nước của trạm. Có thể tạo ra một sự cố khó khắc phục. Tại những thời điểm như vậy, bạn cần phải tắt lò phản ứng. Tình hình còn lâu mới an toàn”.
Một số nhà quan sát nhận định, nhiều khả năng đây không phải là những quả đạn “lạc”, mà là một đòn tâm lý có tính toán nhằm vào người dân địa phương.
Người dân Ukraine từng một thời sợ hãi trước thảm họa Chernobyl. Ngay cả một tai nạn nhỏ tại nhà máy Zaporozhye cũng sẽ bị nhiều người coi đó một thảm họa hạt nhân khủng khiếp.
Những cuộc pháo kích liên tiếp trong suốt 3 tuần qua đang cố gắng gieo rắc sự hoảng sợ cho dân cư sinh sống tại thành phố Energizer.
Đòn tâm lý: Gieo rắc sự hoảng loạn trong dân chúng
Giới quan sát cho rằng, các vụ pháo kích vào nhà máy là có chọn lọc. Chuyên gia năng lượng Aleksey Anpilogov chỉ ra rằng, các khối đá bên ngoài của nhà máy khó bị hư hại. Lớp vỏ bê tông của nhà máy hạt nhân thậm chí có thể chịu được lực va chạm của một máy bay hạng nhẹ, pháo kích bằng súng cối hoặc pháo binh.
Nhưng vụ tấn công là hoàn toàn có chủ ý. Ông Anpilogov nói thêm: “Các cuộc tấn công chỉ nhằm vào các điểm dễ bị tổn thương nhất của nhà máy, như tại khu vực thiết bị đóng mở và tại nơi đặt máy phát điện dự phòng, nhằm tước đi nguồn cung cấp điện của nhà máy điện hạt nhân một khi lò phản ứng bị ngừng hoạt động”.
Ông Anpilogov kết luận: “Họ chỉ đơn giản là cố gắng gây ra thiệt hại để người Nga phải khôi phục lại mọi thứ ở đó”. Ông cũng đồng ý rằng cuộc tấn công vào nhà máy điện hạt nhân là nhằm gây ra sự hoảng loạn cho cư dân của thành phố Energizer, nới có nhà máy hạt nhân Zaporozhye.
Anpilogov giải thích: “Cuộc tấn công gây ra thảm họa hạt nhân để buộc người dân phải di cư ra khỏi các khu vực của vùng Zaporozhye do Nga kiểm soát”.
Các cuộc pháo kích vào nhà máy Zaporozhye, cũng trùng với thời điểm người đứng đầu vùng Zaporozhye – ông Yevgeny Balitsky ký sắc lệnh tổ chức trưng cầu dân ý về việc thống nhất với Nga diễn ra tại Melitopol hôm 8/8.
Tổng thống Zelensky từng tuyên bố rằng, nếu các cuộc trưng cầu dân ý trên lãnh thổ của các khu vực Kherson và Zaporozhye diễn ra, thì mọi khả năng đàm phán với Ukraine sẽ bị đóng lại đối với Nga.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu có một thảm họa hạt nhân xảy ra, tất nhiên sẽ có một cuộc di dân khẩn cấp khỏi vùng Zaporozhye. Đồng nghĩa khu vực này sẽ vắng bóng dân cư. Nếu không có người dân đi bỏ phiếu, thì liệu khu vực này có sáp nhập được vào Nga (về mặt pháp lý)?
Rõ ràng chính quyền Kyiv có thể tuyên bố rằng, cuộc bỏ phiếu đã không diễn ra và việc sáp nhập là bất hợp pháp.
Lưu ý vào ngày 30/7, Tổng thống Zelensky cũng đã ra lệnh sơ tán bắt buộc người dân ở những vùng Donetsk thuộc quyền kiểm soát của Ukraina.
Điều này cũng trùng với thời điểm Denis Pushilin, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga sau khi DPR “hoàn toàn giải phóng”.
Vì sao Ukraine yêu cầu Nga trao quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân?
Trong khi Nga bác bỏ yêu cầu về việc lập ra một khu vực “phi quân sự” xung quanh nhà máy hạt nhân, thì Moscow lại nỗ lực ủng hộ các nỗ lực của IAEA được đảm bảo quyền tiếp cận nhà máy Zaporozhye.
Phía Nga cũng đang làm mọi thứ cần thiết để chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân của Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi thành công. Tuy nhiên phía Ukraine lại không muốn các kiểm toán viên IAEA đến, và chỉ một mực yêu cầu Nga phải trao quyền kiểm soát nhà máy cho nước này.
Các cuộc pháo kích dồn dập trong mấy tuần qua cho thấy “đối phương đang làm mọi cách ngăn cản trong tuyệt vọng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.
“Việc sứ mệnh quốc tế không diễn ra được là hoàn toàn do lương tâm của Kyiv”, bà Zakharova cho biết thêm.
Vậy có điều gì đang cất giấu trong nhà máy hạt nhân? Phía Ukraine tố cáo Nga đang cất giữ vũ khí hạng nặng trong nhà máy.
Tuy nhiên chuyên gia năng lượng Aleksey Anpilogov giải thích rằng, việc Kyiv tìm mọi để giành lại quyền kiểm soát nhà máy và không muốn phái đoàn quốc tế đến kiểm tra có thể cho thấy họ đang đang muốn che giấu một bí mật.
Ông nói: “Gần đây Kiev đã tạo ra cơ sở lưu trữ lớn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng (SNF) tại nhà máy này. IAEA cũng đã bày tỏ quan ngại về điều này. SNF là nguyên liệu thô lý tưởng để sản xuất một quả bom nguyên tử “bẩn”.
Theo Politico, hồi tháng 5 phát biểu tại phiên điều trần của Nghị viện châu Âu, Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi từng quan ngại về một lượng lớn SNF tại nhà máy Zaporozhye: “Khi tôi phải đối mặt với một tình huống… nơi chúng tôi có hơn 30.000 kg uranium đã được làm giàu và một lượng tương tự plutonium và tôi không thể đi kiểm tra… tình hình với vật liệu hạt nhân này, đó là một mối nguy hiểm thực sự và là một cái gì đó”.
Người đứng đầu IAEA cho biết thêm, ông có kế hoạch đến Zaporozhye nhưng đang gặp phải các vấn đề về hậu cần – và chính trị.
“Vấn đề là cả [Nga và Ukraine] đều đồng ý rằng tôi đến đó nhưng là tôi đến theo yêu cầu của họ… vì vậy, đó là một chút tình huống khác liệt,” ông nói. “Hình thức, thể thức chính trị của chuyến thăm thậm chí còn quan trọng hơn nhiệm vụ kỹ thuật mà tôi cần thực hiện”.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu các thanh tra của IAEA đến trực tiếp kiểm tra nhà máy Zaporozhye, phải chăng chính quyền Zelensky lo ngại IAEA sẽ nhận thấy sự mâu thuẫn giữa các báo cáo mà họ thường xuyên nhận được trước đây từ Kyiv, và số liệu hình ảnh thực tế tại Zaporozhye, nơi đang lưu trữ khoảng 60.000 kg nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng?
Lưu ý là, ngày 19/2 trước khi Nga tấn công Ukraine ít ngày, Tổng thống Zelensky đã tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich rằng, Ukraine có thể đảo ngược Bản ghi nhớ Budapest về từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo an ninh nếu bị Nga đe dọa. Tức là Ukraine sẵn sàng nối lại việc sản xuất vũ khí hạt nhân.
Vây câu hỏi đặt ra là: Liệu Nga là bên tự nã pháo vào chính nhà máy hạt nhân do minh đang kiểm soát? Hay là do Ukraine bắn phá vào nhà máy hạt nhân của mình đã bị rơi vào tay người Nga để “tẩy xóa” bí mật hạt nhân?
Chuyên gia Anpilogov cũng nhớ lại rằng: “Đối với những cáo buộc của Tổng thống Zelensky rằng quân đội Nga đang tự pháo kích vào chính khu vực Nga kiểm soát không có gì mới lạ. Trong 8 năm ở Donbass, chúng tôi đã nghe thấy Kyiv tuyên bố rằng, chính các lực lượng dân quân đang pháo kích vào Donetsk – tức là khu vực mà gia đình và con cái của chính họ đang sinh sống”.