Zaporizhzhia tọa lạc ở phía nam Ukraine hiện đang trở thành địa danh thu hút sự chú ý của toàn thế giới, khi các cuộc pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu đã gây ra vài sự cố nghiêm trọng. Hiện Nga và Ukraine đang cáo buộc lẫn nhau về việc ai là thủ phạm tấn công nhà máy.

Nga – Ukraine cáo buộc lẫn nhau

Ngày 5/8, cuộc tấn công bằng pháo đầu tiên đã làm hư hỏng một phần nhà máy hạt nhân Zaporozhye. Ngày 7/ 8, nhà máy lại bị tấn công lần nữa khiến tòa nhà hành chính bị hư hại.

Ngay cả khi tên lửa không đánh trúng lò phản ứng, nó vẫn có thể gây ra sự cố mất nguồn điện của nhà máy hoặc làm hỏng toàn bộ máy bơm nước làm mát, dẫn đến việc hệ thống làm mát các lò phản ứng và kho chứa nhiên liệu đã qua sử dụng bị vô hiệu hóa, có thể gây ra thảm họa phóng xạ nghiêm trọng.

Ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, các lực lượng Ukraine đang khiến tình hình xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trở nên nguy hiểm hơn nhiều.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã lên án cuộc tấn công của Kiev sau khi vụ pháo kích vào tuần trước làm hư hỏng một đường dây điện cao thế, gây đoản mạch tại nhà máy và hỏa hoạn. May mắn ngọn lửa cuối cùng đã được dập tắt.

Một mảnh tên lửa được tìm thấy sau vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (Ảnh chụp màn hình RT)

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân có thể gây ra “hậu quả thảm khốc đối với một vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm cả lãnh thổ Châu Âu”.

Trong khi đó phía Ukraina phủ nhận tấn công nhà máy. Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga nã pháo vào nhà máy hôm 5/8 và kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ hơn đối với “khủng bố hạt nhân của Nga”.

Energoatom, doanh nghiệp nhà nước Ukraine điều hành tất cả bốn nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy: “Rất có thể tất cả những điều này sẽ gây ra một thảm họa hạt nhân và bức xạ.”

 “Hậu quả của vụ tấn công đã gây rủi ro rò rỉ hydro và phát thải chất phóng xạ vẫn còn, nguy cơ hỏa hoạn cũng cao”.

Zaporizhzhia nguy hiểm hơn so với Chernobyl

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)  hôm 6/8 đã nêu lên những quan ngại nghiêm trọng  về vụ pháo kích vào ngày5/8 tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, và nói rằng hành động này cho thấy nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân.

Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi  cho biết,  ông “cực kỳ lo ngại” trước các vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Các cuộc tấn công này đe dọa “nguy cơ thực sự của một thảm họa hạt nhân có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và môi trường ở Ukraine và hơn thế nữa”.

Hôm 8/8, ông Grossi tiếp tục cảnh báo rằng “Bất kỳ cuộc tấn công nào vào các nhà máy điện hạt nhân đều là hành động tự sát “. Trước đó, ông từng cho biết, “Bất kỳ hỏa lực quân sự nào nhắm vào hoặc từ cơ sở này đều đang đùa với lửa, với những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra”. 

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia tại Ukraine (Ảnh chụp màn hình)

Tờ New York Times đưa tin: “Giao tranh bùng phát hôm thứ Bảy gần một nhà máy điện hạt nhân rộng lớn ở miền nam Ukraine, bất chấp cảnh báo từ các cơ quan giám sát an toàn hạt nhân vào đầu tuần này rằng các điều kiện ở đó có nguy cơ gây ra rủi ro và” ngoài tầm kiểm soát”.

Tờ Times cũng đưa tin: “Ông Grossi nói rằng ông ấy lo lắng về Zaporizhzhia hơn nhiều so với Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986, cũng ở Ukraine, đã làm hoang vu khu vực xung quanh và gây khó khăn cho châu Âu”.

Ông Grossi kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột Ukraine hãy “kiềm chế tối đa hành động của họ” xung quanh nhà máy.

Theo đài RT, IAEA cũng đề nghị cử một phái đoàn đến địa điểm này để “hỗ trợ kỹ thuật cho an ninh và an toàn hạt nhân” và “giúp ngăn chặn tình hình ngày càng vượt ngoài tầm kiểm soát”.

Nghịch lý hay logic?

Khi các bên tham chiến đang đổ lỗi cho nhau vì những thiệt hại tại nhà máy Zaporizhzhia, có rất nhiều suy đoán về tính chính xác của các tuyên bố và phản đối của cả Nga lẫn Ukraine.

Đoạn tweet trên cho biết, quân đội Nga đã điều một số xe tải quân sự đến quanh khu vực của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Và hẳn đó là lý do khiến Ukraine và Anh đều tuyên bố Nga là “thủ phạm” tấn công nhà máy điện lớn nhất châu Âu này. 

Tuy nhiên xét về mặt thực tế, Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga (Rosgvardiya) đã kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia từ ngày 8/3, và các nhân viên của nhà máy vẫn đang làm việc bình thường.

Có một tình huống nghịch lý là, nhà máy Zaporizhzhya hiện do Nga kiểm soát, nhưng các nhân viên Ukraine vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động hạt nhân.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu đúng lực lượng Nga tấn công nhà máy hạt nhân Zaporizhzhya như Ukraine và Anh cáo buộc, vậy họ tấn công để nhằm mục đích gì trong khi chính họ là bên đang kiểm soát nhà máy?

Hay đó chính là hành động “tự sát” cho chính quân đội Nga và lực lượng thân Nga ở vùng Donbass khi thảm họa xảy ra.

Ngọn lửa bùng lên sau khi nhà máy điện hạt nhân bị tấn công bằng tên lửa (Ảnh chụp màn hình AP)

Cần lưu ý là nhà máy Zaporizhzhya nằm ở phía Đông Nam Ukraine trên bờ hồ chứa Kakhovka của sông Dnepr. Nhà máy này chỉ cách vùng Donbass đang xảy ra tranh chấp khoảng 200km (với việc Nga đã kiểm soát tới 90%) và cách thủ đô Kiev 550km về phía Đông Nam. 

Dữ liệu chính thức từ năm 2017 chỉ ra, nhà máy Zaporizhzhia có 2.204 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, trong đó 885 tấn nằm trong các bể có nguy cơ gặp rủi ro cao. Dù đã được đưa ra khỏi lò phản ứng, chúng vẫn cần được làm mát trong vòng từ 4-5 năm, trước khi được đưa đi xử lý.

Vladimir Rogov, một thành viên của hội đồng chính của chính quyền quân sự-dân sự (MAC) của vùng Zaporozhye nói rằng: Chính quyền Kyiv đã từng tuyên bố nhiều lần rằng sẽ có một cuộc phản công vào các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. 

Lực lượng Ukraine bắn một quả đạn từ lựu pháo FH-70 tại chiến tuyến Donbas, ngày 18/7. (Ảnh chụp màn hình Reuters)

Ngoài ra, ông Rogov lưu ý rằng, chính quyền Tổng thống Zelensky đang nói về một cuộc phản công chỉ nhằm chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi những thất bại ở Donbass.

Chính quyền Tổng thống  Zelensky cũng vừa bị Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Ukraine đã vi phạm luật chiến tranh, và đẩy tính mạng dân thường vào tình thế nguy hiểm khi triển khai vũ khí ở trường học, bệnh viện.

Theo amnesty.org (trang web của Tổ chức Ân xá quốc tế) hôm 4/8 đã công bố chi tiết việc Chiến thuật chiến đấu của Ukraine gây nguy hiểm cho dân thường và lấy dân thường làm lá chắn.

Agnes Callamard –Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Chúng tôi ghi nhận các lực lượng Ukraine đã đặt dân thường vào tình thế nguy hiểm và vi phạm luật pháp quốc tế về chiến tranh khi hoạt động tại các khu vực đông dân cư”.

Theo báo cáo của tổ chức này, binh sĩ Ukraine đã tiến hành tấn công từ khu dân cư và triển khai vũ khí tại các cơ sở hạ tầng dân sự ở 19 khu vực của Ukraine, bao gồm Donbass, Kharkov và Nikolayev. 

Tổ chức Ân xá Quốc tế nhấn mạnh trong các trường hợp, tổ chức này đã không thấy quân đội Ukraine yêu cầu hoặc hỗ trợ dân thường sơ tán khỏi các tòa nhà gần đó và đây là một sự thất bại trong việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa khả thi nhằm bảo vệ dân thường.

Xem thêm:

Tổ chức Ân xá từ chối rút lại báo cáo gây phẫn nộ tại Ukraine

Báo cáo LHQ: Ukraine phải chịu trách nhiệm về cái chết của dân thường tại nhà dưỡng lão