Tân Hoa Xã đã công bố nội dung của nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nghị quyết mang tới cho ông Tập Cận Bình quyền lực tuyệt đối, nhưng đây cũng là cái bẫy đối với ông Tập, theo nhận định của giới quan sát.

Nội dung của Nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc 

Ngày 18/11, Tân Hoa Xã đã công bố nghị quyết lịch sử của Hội nghị toàn quốc lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Nghị quyết dành nhiều không gian giải thích những thành tựu của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau Đại hội 18. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, “kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc” đã lên vượt lên tầm cao.

Tuy nhiên, Nghị quyết không có lời giải thích nào về các sự kiện lịch sử lớn như vụ đàn áp ở Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hay cuộc đàn áp khốc liệt đối với hàng triệu học viên Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay.

Các nhà phân tích chính trị tin rằng trọng tâm của tài liệu này là tóm tắt quá trình điều hành của nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại và chuẩn bị cho quá trình điều hành tiếp tục và thậm chí lâu dài của ông ấy.

Đây là nghị quyết thứ ba được thông qua kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Đầu tiên là “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử” do Mao Trạch Đông đưa ra năm 1945, và thứ hai là “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân” do Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1981.

Trong nghị quyết dài 36.000 từ này, nội dung mô tả thời kỳ mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vượt quá 19.000 từ, tức là hơn một nửa độ dài.

Phần nội dung này được chia thành 13 phần, bao gồm nêu cao vai trò lãnh đạo toàn diện của đảng, quản lý đảng nghiêm minh và điều hành đất nước theo pháp luật. Đảng và đất nước đã đạt được những thành tựu lịch sử và trải qua những biến động lịch sử. “

Trong Nghị quyết, tên của Tập Cận Bình xuất hiện 22 lần, tên của Mao Trạch Đông xuất hiện 18 lần, tên của Đặng Tiểu Bình xuất hiện 6 lần và tên của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân xuất hiện một lần.

Tuy nhiên, cách giải thích của Nghị quyết về một số sự kiện lịch sử không khác lắm so với quá khứ.

Bản Nghị quyết cũng nói về hai vấn đề là các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” nổ ra ở Hồng Kông vào năm 2019 và căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Về vấn đề Đài Loan, Nghị quyết lịch sử này chỉ được đề cập ngắn gọn trong bốn câu, và chế độ quân sự của Đài Loan hoàn toàn không được đề cập đến. Nghị quyết nêu rằng giải quyết vấn đề Đài Loan và thực hiện thống nhất hoàn toàn Tổ quốc “là sứ mệnh lịch sử không thể thay đổi của đảng, là nguyện vọng chung của tất cả thế hệ trẻ Trung Quốc, và là yêu cầu tất yếu đối với đại sự trẻ hóa của đất nước Trung Quốc.”

“Sứ mệnh lịch sử không thay đổi của đảng” là cái bẫy dành cho ông Tập

Trong chương trình thảo luận của Vision Times ngày 20/11 có trích dẫn ý kiến của Diêu Thành, cựu trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Ông Diêu đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ “Tiền đề của Chính trị và Kinh tế”. Ông nói: Tập Cận Bình không phải là người kế vị yêu thích của Giang Trạch Dân, nhưng với sự hỗ trợ của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, ông Tập đã kế vị. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng đã từng giúp Tập Cận Bình triển khai và giành lại quyền lực. 

Cựu trung tá Diêu Thành cũng tiết lộ: Sự lãnh đạo của Tập Cận Bình là sự bố trí của các cựu chiến binh ĐCSTQ, và nhiệm vụ chính của ông là vấn đề Đài Loan. Trong hai, ba năm đầu sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực và thanh trừng phe Giang Trạch Dân, nên bắt đầu chống tham nhũng, đả hổ. Việc chống tham nhũng là nhằm vào Giang Trạch Dân. Sau khi đạt đến giai đoạn nhất định, thì cải tổ quân đội bắt đầu vào năm 2015. Đây là một lời hứa với thế hệ cũ. Họ nói với ông Tập rằng trách nhiệm của ông là giải quyết vấn đề Đài Loan, nếu không, ông sẽ không làm tổng bí thư. Trong tình hình thế giới ngày nay, đánh bại Đài Loan trở thành yếu tố quan trọng để ông Tập bảo vệ tính mạng và vị trí của mình.

Về vấn đề này, Vision Times cũng trích dẫn thêm ý kiến của Tiến sĩ Vương Hữu Quần (Wang Youqun) từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và là một trong những người chấp bút cho ông Úy Kiện Hành (Wei Jianxing) – cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của ĐCSTQ.

Ông Vương từng nói rằng,  Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vốn là kẻ thù chính trị lớn nhất của ông Tập. Họ luôn muốn ông Tập tấn công Đài Loan. Họ tạo ra dư luận để khiến Tập Cận Bình gặp rắc rối nghiêm trọng về vấn đề Đài Loan, buộc ông phải đối mặt với Hoa Kỳ và với chính người dân của mình, rồi đẩy hết những việc xấu họ đã làm cho ông Tập Cận Bình.  Đây có thể là tâm nguyện lớn nhất lúc này của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Như vậy, vấn đề Đài Loan được nêu trong nội dung trong Nghị quyết lịch sử đang đặt ông Tập vào thế ‘‘cưỡi hổ rình mồi’’ đầy khó khăn chứ không đơn giản là chiếc ghế quyền lực.