Một người phụ nữ từng đào thoát khỏi Triều Tiên đang có cơ hội làm nên lịch sử tại Vương quốc Anh. Cô đang tranh cử để trở thành một thành viên của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử địa phương tại vào tháng Năm.

Cô Jih-yun Park đến Anh uốc cách đây 13 năm, sau một hành trình gian nan từ Triều Tiên, vượt biên sang Trung Quốc, chạy bộ sang Mông Cổ và xin tị nạn. Giờ đây, cô sẽ có tên trong danh sách ứng cử viên của Đảng Bảo thủ ở Bury, Greater Manchester trong cuộc bầu cử sắp tới, theo The London Economic.

Nếu giành chiến thắng ở khu vực biên giới Moorside, cô Park, 52 tuổi, sẽ trở thành người đào thoát Triều Tiên đầu tiên giữ chức vụ chính trị bên ngoài Hàn Quốc.

Trước cô, ông Thae Yong-ho, cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Vương quốc Anh, cũng giành được một ghế bầu cử ở Seoul vào năm 2020. Đây là một chiến thắng mà ông hy vọng sẽ gửi một thông điệp đến giới thượng lưu ở Bình Nhưỡng về viễn cảnh nếu họ từ bỏ chế độ Kim Jong Un.

Cô Park tìm cách đến Trung Quốc vào năm 1998. Cô bị bán cho một người đàn ông Trung Quốc và sinh được một người con trai. Khi con trai cô 6 tuổi, cô bị chính quyền Trung Quốc phát hiện là người Triều Tiên, cô đã bị bắt trở lại Triều Tiên và bị tra tấn.

Vì nỗi nhớ con trai và khát vọng tự do, cô lại một lần nữa trốn sang Trung Quốc. May mắn thay, lần này cô đã tìm được con trai, đưa cậu bé cùng chạy trốn thành công sang Mông Cổ. Khác với Trung Quốc, chính phủ Mông Cổ không giao cô trở lại Triều Tiên. Các tổ chức nhân quyền hỗ trợ cô xin được cơ chế tị nạn ở Anh Quốc.

Dưới đây là video cô kể lại hành trình của mình:

Khi được đưa đến Anh vào năm 2008, cô không biết nói tiếng Anh. Tuy nhiên, cô đã nhanh chóng ổn định cuộc sống mới. Cô nói: nước Anh đã mang lại cho cô “rất nhiều cơ hội” và “hạnh phúc”.

Nói với Sky News, cô cho biết mong muốn của mình là trở thành một ủy viên hội đồng địa phương để cô có thể “giúp đỡ người dân” trong cộng đồng; để cô có thể “trả ơn” những người đã cho cô một khởi đầu mới.

Cô thừa nhận mình vẫn còn “những giấc mơ kinh hoàng” về Triều Tiên; nhưng cũng rất đam mê các vấn đề nhân quyền; và sẵn sàng chiến đấu với “những kẻ nguy hiểm” trên khắp thế giới.

Trên trang chiến dịch của mình, cô Park viết rằng “giờ đây Vương quốc Anh là quê hương của tôi”; cô không chỉ muốn chấp nhận “lòng tốt của mọi người”; mà còn muốn “hỗ trợ những người khác đang vượt qua hoàn cảnh khó khăn”.

Từ Khóa: