Nhiều hộ nông dân nuôi bò sữa tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) phải đem sữa đổ bỏ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không thể đưa đi tiêu thụ.

Ông Danh Song (46 tuổi, ở ấp Đại Nghĩa Thắng, huyện Mỹ Xuyên) cho biết được báo VnExpress đăng tải, gia đình nuôi 10 con bò sữa. Trong số này có 4 con đang cho sữa, bình quân mỗi ngày khoảng lít kg sữa tươi.

Trước đây sữa được hợp tác xã Evergrowth ở huyện Trần Đề cho xe tải vào thu mua với giá 12.000 đồng/lít. Nhưng từ ngày 19/7 (thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16) tới nay, xe không vào nữa, nông dân không bán sữa được.

“Người dân muốn chở sữa tới hợp tác xã bán cũng không được vì khác địa bàn, các chốt kiểm soát dịch không cho qua. Vì thế sữa tươi vắt mỗi ngày tồn đọng, bán không ai mua, cho hàng xóm cũng ngán ngẩm không nhận. Gia đình tôi phải đổ bỏ khoảng 40 lít sữa bò tươi”, ông Song nói.

Như vậy, nguồn thu bị mất, trong khi mỗi ngày ông Song cần khoảng 230.000 đồng để mua thức ăn, cỏ cho đàn bò của gia đình.

sữa bò
Ảnh chụp màn hình hiển thị trên báo VnExpress.

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của báo Dân Việt, gia đình chị Lâm Thị Thúy Liễu (ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) đang đứng ngồi không yên vì 4 con bò đang cho sữa (khoảng 60 lít/ngày) nhưng không biết bán đi đâu.

Chị Liễu cho hay: “Từ ngày 19/7 đến nay, tôi đã phải đổ bỏ gần 60 lít sữa mỗi ngày. Ban đầu tôi mang cho hàng xóm, rồi cho bò tơ uống. Sau đó, không ai lấy mà bò cũng chê, tiếc lắm nhưng cũng đành phải đổ bỏ”.

Theo chị Liễu, ngoài cỏ tự cắt, thì tiền thức ăn cho bò hiện cũng đã hơn 200.000 đồng/ngày. Trong khi sữa bò thì không bán được, nên gia đình hiện rất khó khăn.

Cùng cảnh ngộ với chị Liễu, anh Lương Sà Rươl nuôi bò sữa cho biết: “Tôi có 2 con bò đang cho sữa, nhưng từ khi giãn cách xã hội mỗi ngày gia đình phải đổ bỏ gần 25 lít sữa vì không thể chở đi bán được”.

Báo VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Giang Lam – Phó giám đốc Hợp tác xã Evergrowth biết từ 19/7 đến nay, tại huyện Mỹ Xuyên có khoảng 50 hộ dân nuôi bò sữa không bán được, phải đổ bỏ khoảng 1.400 lít mỗi ngày, trị giá khoảng 20 triệu đồng.

“Trước tình hình đó, hợp tác xã đang tìm cách xin một tuyến đường mới từ huyện Mỹ Tú đi qua TP. Sóc Trăng để gom sữa của bà con nông dân. Hy vọng là sẽ sớm được giải quyết”, ông Lam cho biết thêm được báo Dân Việt đăng tải.