Ông Phụng – chủ tịch UBND huyện Nam Đông, phản ứng gay gắt với cách trả lời “quanh co” của ông Khoa – chủ đầu tư nhà máy thủy điện Thượng Nhật.

Báo Pháp Luật TPHCM thông tin, chiều 17/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương, lãnh đạo huyện Nam Đông đã làm việc tại thuỷ điện Thượng Nhật (tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế). Trước đó, thủy điện này liên tiếp tích nước trong và sau các cơn bão, khiến người dân lo lắng, dư luận phản ứng dữ dội.

Ảnh chụp màn hình báo PLO.

Đón đoàn kiểm tra này có ông Lê Văn Khoa, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện miền Trung Việt Nam (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Thượng Nhật).

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ Online.

Theo ghi chép của phóng viên Người Lao Động, ông Khoa nói, kể từ cơn bão số 5 tới nay, đặc biệt là 2 cơn bão lớn là bão số 5 và 13, về mặt điều hành, quản lý công ty “luôn tuân thủ” mọi vấn đề, công điện chỉ đạo của tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm doanh nghiệp này phải “đóng cửa van một phần” để khắc phục sự cố, khơi thông dòng chảy.

“Mưa lớn về gây ra cái sạt lở, dòng chảy không lưu thông được, cát đá sẽ vùi lấp nhà máy, gây nguy hiểm cho nhà máy. Trước thực trạng đó, có một số thời điểm để đảm bảo an toàn thì công ty chủ động đóng một phần cửa van lại, giảm được lưu lượng nước làm sao thi công cho đảm bảo an toàn trước khi đón lũ, bão vào” – ông Khoa phân trần.

Quay sang phía báo chí, ông Khoa nói: “Công ty mong nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của truyền thông, của lãnh đạo, dư luận, ủng hộ cho công ty sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý để đi vào phát điện”.

Khi được hỏi về việc có thông tin cho rằng công ty đã ký hợp đồng bán điện cho Tổng công ty điện lực miền Trung, ông Khoa nói rằng công ty được cấp giấy phép hoạt động điện lực, có hợp đồng mua bán điện. Tuy nhiên, công ty “chưa bán điện thường xuyên”.

Yêu cầu ông chủ thủy điện “trung thực, đừng quanh co”

Cách trả lời này, sau đó đã bị ông Trần Quốc Phụng, chủ tịch UBND huyện Nam Đông, phản ứng gay gắt.

Ông Phụng khẳng định chủ đầu tư chưa dọn dẹp lòng hồ nhưng đã tích nước; chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đã tự ý phát điện.

Ông Khoa thừa nhận thời gian vừa qua chủ đầu tư đã có sự chậm trễ, sai sót trong điều hành. Công ty xin rút kinh nghiệm và sẽ khắc phục, mong được tạo điều kiện để sớm phát điện, có nguồn thu để bù kinh phí đầu tư, nộp ngân sách.

Ông Phụng phản ứng với cách trả lời trên. Ông đề nghị chủ đầu tư phải báo cáo trung thực, khách quan, đừng quanh co, không đúng thì sẽ làm sai bản chất vụ việc… 

Theo báo Tuổi Trẻ Online, trong buổi làm việc ông Lê Thanh Hồ, phó chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, địa phương có đủ bằng chứng thủy điện này liên tục tích nước trái phép và không chấp hành chỉ đạo mở 5 cửa van đập.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ Online.

“Ngày 29/10, cao trình trong lòng hồ chứa là 110,5m trong khi công điện yêu cầu xả về cao trình 104 và đều mở hết 5 cửa. Ngày 16/11, lực lượng công an vào kiểm tra thì thủy điện chỉ xả 1 cửa và nước ở cao trình 109mm” – ông Hồ nói.

Đại diện Bộ Công Thương: “Có dấu hiệu vi phạm

Trong buổi làm việc, ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) nói, trong thời điểm cả miền Trung đang tập trung phòng chống bão lũ. Việc thủy điện không chấp hành lệnh mở hoàn toàn 5 cửa van như yêu cầu của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh là việc không thể chấp nhận. Việc không tuân thủ theo quy định sẽ gây nguy hiểm cho thủy điện và cả phần hạ du.

Ảnh chụp màn hình báo PLO.

Ông Bảo cho rằng chủ đầu tư thủy điện Thượng Nhật đã báo cáo chưa đầy đủ và chưa tuân thủ các chỉ đạo của các cấp trong việc phòng chống thiên tai.

Đoàn công tác yêu cầu chủ đầu tư này cung cấp thêm các giấy tờ, văn bản liên quan đến thiết kế lòng hồ, vận hành thủy điện… để trong ngày 18/11 sẽ tiếp tục làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế, đưa ra các quyết định xử lý hành vi vi phạm của thủy điện Thượng Nhật.

Ảnh chụp màn hình báo Ngươi Lao Động.
Ảnh chụp màn hình báo Ngươi Lao Động.