Ngày 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một bài phát biểu gửi thông điệp đe dọa đến toàn thế giới. Ông tuyên bố sẽ huy động 300.000 quân và cảnh báo có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga. Tuyên bố này làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra xung đột ngày càng sâu sắc, theo SOH.
Tờ The Economist đưa tin, ông Putin hiện đang ở trong tình thế tuyệt vọng. Bài báo cho rằng việc Nga huy động thêm binh lính, tổ chức các cuộc chưng câu dân ý giả mạo ở các vùng đất chiếm được của Ukraine là các dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của chính quyền Putin.
Một ngày trước đó, Duma Quốc hội Nga đã sửa đổi bộ luật hình sự để tăng hình phạt đối với những binh sĩ đầu hàng, cướp phá hoặc không tuân theo mệnh lệnh.
Luật mới cũng tăng mức phạt đối với người bị coi là không tuân thủ lệnh động viên gia nhập quân đội. Ông Putin từ lâu đã tuyên bố cuộc tấn công vào Ukraine là một “hoạt động quân sự đặc biệt”. Bất kỳ người Nga bình thường nào gọi nó là “chiến tranh” có thể phải đối mặt với nhiều năm tù giam.
Bài phát biểu của ông Putin là ‘tống tiền hạt nhân’?
The Economist chỉ ra rằng ông Putin không thể để lính nghĩa vụ vào Ukraine một cách hợp pháp mà không có tuyên bố chính thức về chiến tranh, kết quả là thiếu nhân lực và bài phát biểu mới của ông Putin đang cho thấy sự thay đổi lập trường của Nga.
Trong bài phát biểu của mình, ông Putin cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng giới quan sát cho rằng đó chỉ là lời hăm dọa “tống tiền”.
Giáo sư Tống Quốc Thành (Song Guocheng), nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Chính Trị Quốc gia Đài Loan, cho rằng cách tiếp cận của ông Putin giống kiểu “tống tiền hạt nhân” hơn là một mối đe dọa.
Ông Tống nói: “Tôi gọi ông ta là tống tiền hạt nhân, tức là nếu ông ấy định thả một quả bom hạt nhân, mà ông ấy thật sự sẽ bắn một quả bom hạt nhân, thì tại sao ông ấy phải huy động 300.000 quân? Nếu là bắn đạn hạt nhân thì chỉ cần thiết lập một bệ phóng, đúng không, hoặc chỉ là một máy bay ném bom. Tại sao ông ta lại muốn điều động 300.000 lính dự bị làm gì, vì vậy tôi nói rằng ông ta chỉ là đang tống tiền hạt nhân. Từ lúc này, ông ta đã lộ diện. Mọi phương tiện của ông ta đều là tống tiền. Vì nếu ông ta huy động 300.000 người, mà lại thả một quả bom hạt nhân, thì đó là tự chuốc lấy thất bại.”
Ông Tống Quốc Thành tin rằng Nga sẽ không huy động đủ số lượng người và số lượng vũ khí tinh vi để có thể cứu vãn cuộc chiến của ông Putin.
“Về cơ bản đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nghĩa và phi nghĩa. Vì vậy, Nga chưa chiến đấu thì đã thua rồi, vì họ không có cách nào giành được sự thấu hiểu và tha thứ từ cộng đồng quốc tế dành cho mình”.
Lời đe dọa của Nga có liên quan đến Trung Quốc?
Nhà bình luận cấp cao Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) nhận xét rằng các hành vi đe dọa của Nga có thể liên quan trực tiếp đến sự hậu thuẫn của ĐCSTQ .
“Chúng tôi thấy ông Putin leo thang chiến tranh ngay sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần này”.
“Ông ta cũng đã ngay lập tức phát động cuộc xâm lược Ukraine sau khi gặp ông Tập Cận Bình vào tháng 2 năm nay. Có những điểm tương đồng. Vì vậy, chúng tôi không thể loại trừ rằng rất có thể ông Tập Cận Bình đã tiếp tục cam kết ủng hộ ông Putin trong cuộc gặp mới đây.”
Có thể bạn bạn quan tâm: