Phiến đá Palermo thuật lại rằng: các vị vua thời cổ đại dường như không phải là con người, họ đến từ trời cao, tuổi thọ của họ lên đến hàng ngàn năm.
Con người luôn bị cuốn hút với viễn cảnh: trong quá khứ cực kỳ xa xôi, các nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh đã đến thăm Trái đất và giúp nhân loại khởi động sự phát triển. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị bác bỏ một cách kiên quyết bởi nó dường như trái ngược với khoa học chính thống.
Mặc dù bị phủ định, trên thực tế có quá nhiều những văn vật cổ di lưu làm bằng chứng ủng hộ du hành vũ trụ đã có từ thời kỳ văn minh cổ đại.
Một trong số đó phải kể đến phiến đá Palermo. Phiến đá này là một trong 7 mảnh vỡ còn sót lại của một tấm bia Biên niên sử hoàng gia thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Nó cũng được cho là một trong những hiện vật quan trọng nhất để nghiên cứu về nền văn minh Ai Cập cổ đại và lịch sử lâu đời trên Trái đất.
Phiến đá Palermo lưu lại lịch sử cho hậu thế
Có giả thuyết cho rằng, phiến đá Palermo xuất hiện vào thời kỳ Cổ Vương quốc, thế kỷ XXI trước Công nguyên. Phiến đá này là đá bazan đen, cao khoảng 2 mét. Tuy nhiên những gì các nhà khảo cổ tìm được ngày nay chỉ là những mảnh vỡ. Tới thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thể tìm được những mảnh ghép hoàn chỉnh của phiến đá này.
Đá Palermo cho các nhà nghiên cứu biết rằng, người Ai Cập cổ đại đã phát triển công nghệ vượt trội để nấu chảy đồng tạo ra những bức tượng bằng đồng, thay vì phải điêu khắc trên đá.
Điều gây tranh cãi nhất của phiến đá Palermo là, trên đó ghi lại thời kỳ lịch sử vô cùng huyền hoặc khó tin về các vị vua xuất hiện trước các nền văn minh cổ đại mà các nhà khảo cổ học, sử học đã từng nghiên cứu. Những vị vua này dường như không phải là con người, họ là những “vị thần” hoặc “nửa thần, nửa người”. Họ đến từ trời cao và sở hữu những siêu năng lực kỳ bí.
Thần đã từng chung sống với loài người?
Những chi tiết trên khiến chúng ta liên tưởng đến những vị vua và những vị Thần mà người Ai Cập từng tôn thờ chính là những người từ thế giới khác hay còn gọi là người ngoài hành tinh.
Dữ kiện này cũng lại trùng khớp với danh sách các vị Vua Turin và danh sách các vị vua Sumeria. Tất cả đều đề cập đến thời kỳ mà các vị thần sống trên Trái đất. Họ trực tiếp truyền trao văn minh và cai trị con người hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Sự tương đồng nội dung phiến đá Palermo và danh sách các vị vua trong các nền văn minh cổ đại
Danh sách các vị vua Sumeria là một trong những văn bản cổ xưa đáng chú ý nhất được phát hiện ra trên Trái đất. Văn bản này mô tả chính xác những người cai trị nền văn minh cổ đại Sumeria: “…Sau khi vương quyền trao xuống từ thiên đường, ngự trị tại Eridug (thành phố sớm nhất ở miền nam Mesopotamia và ngày nay vẫn được cho là thành phố lâu đời nhất trên thế giới ). Thần Alulim trở thành vua cai trị suốt 28.800 năm; vua Alaljar cai trị trong 36.000 năm. Hai vị vua này cai trị trong 64.800 năm”...
Còn trong bản danh sách Vua Turin mô tả những triều đại kéo dài của các vị Thần. Văn bản này được viết trên giấy cói thời Turin bằng ngôn ngữ thầy tu (một dạng ký tự tượng hình cổ của các thầy tu Ai Cập).
Các học giả cho rằng bản giấy cói nguyên gốc là một bản danh sách gồm hơn 300 cái tên kèm theo thời gian cụ thể các vị vua lên ngôi cai trị Ai Cập cổ đại. Đáng chú ý là phần danh sách các vị vua Sumeria được ghi chép chính xác trong 2 hàng cột cuối cùng. Như vậy, phần lịch sử trước đó rất có thể cũng là sự thật.
Một số văn bản cổ đại đều thuật lại chính xác thời gian cũng như tên tuổi của các vị vua từ thiên đường bước xuống cai trị nhân loại. Hơn nữa, các vị thần này xuất hiện trong tất cả các nền văn minh cổ đại trên Trái đất. Chẳng hạn thần Mặt trời, thần Mặt trăng, thần trí tuệ, thần sông, thần bảo hộ, thần huỷ diệt…
Vì một số lý do mà các nhà nghiên cứu đã bỏ qua những văn bản lịch sử cổ đại này là bởi họ không thể giải thích: Làm sao các vị vua có thể sống hàng ngàn năm?
Ngoài những thông tin trên, phiến đá Palermo cũng liệt kê những nội dung thú vị khác về thuế ở Ai Cập cổ đại, các nghi lễ thờ thần, mực nước sông Nile và các chiến dịch quân sự…. Quan trọng hơn, nó được coi là một trong những nguồn chính cho nhà sử học Ai Cập Manetón biên soạn những tài liệu lịch sử về Ai Cập cổ đại.
Các vị thần xuất hiện trên mọi nền văn minh
Câu chuyện các vị thần đến từ trên trời cao được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu. Chẳng hạn, tượng thần thân người đầu chim phổ biến trong nền văn minh Sumeria
Cũng như phiến đá phiến đá Palermo, phiến đá“Inanna và cây Huluppu” của người Sumeria khắc họa hình tượng các vị thần Anunaki một cách chi tiết, sống động.
Hay thần Brahma, còn gọi là Tam thần Ấn giáo là ba vị thần tối cao trong văn minh Ấn Độ cổ đại. Gồm có đấng tạo hoá (Brahma), đây là đấng sáng tạo, đấng lèo lái vũ trụ, là cha của các vị thần; ông có 3 đầu 4 tay. Đấng bảo hộ (Vishnu), giống như cái tên, đây là vị thần bảo hộ vũ trụ với vẻ ngoài cường tráng; trên thân ông mọc ra 4 cánh tay. Đấng huỷ diệt (Shiva) được khắc hoạ tương đối đáng sợ, trái với sự sáng tạo ông tượng trưng cho sự huỷ diệt, chết chóc; ông có 4 cánh tay và trên trán mọc ra con mắt thứ 3.
Xâu chuỗi các nền văn minh cổ đại trên khắp hành tinh lại, có thể thấy, con người cổ đại đều có chung một tín ngưỡng về” Thần”. Tất cả các vị vua đầu tiên đều có nguồn gốc ngoài hành tinh với vẻ ngoài, sức mạnh và năng lực phi phàm.
Bởi những lý do trên, rất nhiều người cho rằng phiến đá Palermo là một trong những văn tự cổ đại quan trọng chứng minh rằng những sinh vật đến từ thế giới khác đã từng cai trị hành tinh của chúng ta; và du hành không gian cổ đại rất có thể là có thật.
Nguồn: Best of Sicily
Có thể bạn quan tâm: