Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực là một phương pháp giúp trẻ sống tích cực hơn (ảnh minh hoạ: Pixabay). |
Anny từng là giáo viên tiểu học ở Michigan, và đó là công việc đầu tiên trong đời anh. Trước khi bước vào giảng dạy chính thức, hiệu trưởng đã đưa anh và các giáo viên khác đến 1 trường tiểu học gần đó để học hỏi cách dạy của các giáo viên khác. Anh được sắp xếp vào dự giờ ở lớp học của cô Donna – một giáo viên dạy giỏi. Với Anny đây là 1 vinh dự lớn.
Một tiết dự giờ đặc biệt
Vào lớp, Anny nhanh chóng ngồi xuống ghế trống phía sau, lúc này tất cả học sinh đang mải mê viết vào tờ giấy (học sinh đang viết lên giấy những suy nghĩ tiêu cực). Anh tiến đến chỗ cậu bé gần mình nhất và thấy cậu bé đang viết điều gì đó mà cậu ấy không thể làm được, chẳng hạn như: Con không thể sút bóng qua đường cơ sở thứ hai, con không thể làm phép tính nhiều hơn ba con số, tôi không biết phải làm thế nào để Mike thích tôi… Nhìn cậu ấy đã viết được nửa tờ giấy rồi mà cũng không có ý dừng lại. Cậu bé vẫn nghiêm túc tiếp tục viết.
Anny lại nhìn những học sinh bên cạnh, và tất cả đều đang viết về những điều mà họ nghĩ là khó làm. Anh tò mò bước lên bục giảng và thấy rằng chính Dona cũng đang viết về những điều tôi không thể trên bàn: Tôi không biết làm cách nào để đưa mẹ của John tham dự cuộc họp phụ huynh. Ngoài hình phạt thể xác, tôi không biết làm thế nào giáo dục Allen …
Anh không hiểu được. Tại sao Donna lại tập trung vào những điều không thể làm được với học sinh? Sao không nghĩ nhiều hơn về tôi có thể làm gì hoặc tôi giỏi nhất ở lĩnh vực nào?
Anny nghi ngờ quay lại chỗ ngồi, khoảng 20 phút sau, bọn trẻ dừng lại khi đã viết hết một tờ giấy. Cô Donna đứng dậy yêu cầu các em gấp tờ giấy trong tay, lần lượt bỏ tờ giấy vào hộp trống. Cuối cùng, cô bỏ tờ giấy của mình và đóng hộp lại. Học sinh xếp hàng dài theo cô ra khỏi lớp, tất nhiên là anh Anny cũng theo sau họ.
‘Đám tang’ trong lớp học
Mọi người dừng lại ở hành lang.
Donna vào phòng của lao công và đi ra với một cái xẻng. Một tay cầm xẻng, tay kia giữ chiếc hộp, Donna dẫn cả lớp ra góc xa nhất của sân chơi trong trường. Donna bắt đầu đào một cái hố. Khi cái hố đã khá sâu, Donna đặt chiếc hộp xuống đáy hố và lấp đất lên.
Lúc này, cô Donna nói một cách nghiêm túc:
Các con, hãy nắm tay và cúi đầu xuống. Chúng ta dành 1 phút im lặng để đưa tiễn những suy nghĩ tiêu cực.
Các học sinh vây quanh ‘ngôi mộ’, và cô giáo trịnh trọng đọc ‘điếu văn’:
Các bạn của tôi, tôi rất vinh dự được mời các bạn đến dự tang lễ của ngài ‘Tôi không thể’. Khi ngài ‘Tôi không thể’ còn tại thế, ngài đã ngày đêm ở bên chúng ta, ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Bây giờ, chúng ta chôn cất ngài ở đây. Hy vọng ngài có thể yên nghỉ. Xin đừng lo lắng, thưa ngài ‘Tôi không thể’. Sau khi ngài ra đi, bạn của ngài là ‘ Tôi có thể’. – sẽ đồng hành cùng chúng tôi và có tác động tích cực hơn đến chúng tôi…
Cầu mong ngài ‘Tôi không thể’ yên nghỉ, cầu mong mỗi chúng ta có thể tự tin và can đảm tiến về phía trước! Amen!
Sau lời ‘điếu văn’, cả lớp quay về phòng và có một liên hoan nhỏ. Donna đã chuẩn bị một tấm bia mộ lớn làm bằng bìa cứng. Cô viết dòng chữ: Yên giấc ngàn thu, ngài ‘Tôi không thể” cùng ngày tháng lên tấm bia.
Tâm trí Anny bị chấn động mạnh. Anh nghĩ rằng ngày này cũng sẽ in sâu vào trái tim mỗi đứa trẻ, sau này mỗi khi bọn trẻ vô tình muốn nói: Con không thể …, chúng sẽ nghĩ đến con không thể đã chết, và sau đó cố gắng tìm một giải pháp tích cực.
Tấm bia đó được Donna treo trong phòng học đến hết năm học. Cứ lần nào học sinh quên và nói Em không thể, Donna lại chỉ vào tấm bia và trả lời Không thể đã qua đời lâu rồi.
Đến nay, sau nhiều năm, mỗi lần Anny nghe thấy câu nói Tôi không thể, Any hồi tưởng lại đám tang ngày hôm đó. Và giống như những học sinh trong lớp đó, Anny nhắc mình nhớ rằng Tôi không thể đã chết.
Nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực là nguồn sức mạnh nội tại giúp trẻ có cuộc sống thành công và hạnh phúc, tránh bị trầm cảm lúc trưởng thành. Các bậc cha mẹ và thầy cô hãy dạy trẻ luôn tự tin và lạc quan rằng Tôi có thể.