Vị quan chức hàng đầu Mỹ về lĩnh vực phòng chống dịch bệnh Covid-19 bị phát hiện có lợi ích tài chính ở các công ty Trung Quốc có quan hệ với Bắc Kinh.

Tiến sĩ Anthony Fauci là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) được bổ nhiệm từ năm 1984. Đồng thời, ông cũng là “chuyên gia hàng đầu của quốc gia về các bệnh truyền nhiễm” và là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng.

Tuy vậy, tiến sĩ này từng có một số phát ngôn có lợi cho Trung Quốc. Những người chỉ trích ông Fauci gọi ông là “Fauci của Trung Quốc” (China’s Fauci).

Theo hồ sơ tài chính được tiết lộ vào ngày 14/1 do nhà báo Đài Loan Frank Fang thu thập và đưa tin trên tờ The Epoch Times, tiến sĩ Fauci đã đầu tư 10,4 triệu đô la, bao gồm cả cổ phần trong một số quỹ, vào cuối năm 2020. Một trong số đó là quỹ Matthews Pacific Tiger.

Theo thông tin được công bố bởi công ty đầu tư tư nhân Matthews Asia vào tháng 9 năm 2021, quỹ đầu tư có 42,7% là vốn của các nhà đầu tư vào các công ty có trụ sở tại Hồng Kông và Trung Quốc. Các công ty đó bao gồm Tencent Holdings, Alibaba Group Holdings, Hong Kong Exchange and Clearing Ltd. và WuXi Biologics Cayman.

Quan chức chống dịch của Mỹ đầu tư vào công ty nào của Trung Quốc?

Trong số các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc có mặt trong danh mục của quỹ Matthews Pacific Tiger mà ông Fauci đầu tư; thì Tencent Holdings và Alibaba được xem là hai tập đoàn nổi trội nhất.

Tencent Holdings là một tập đoàn công nghệ và giải trí của Trung Quốc có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến. Đây là một tập đoàn có tên tuổi với vai trò là chủ sở hữu của ứng dụng nhắn tin nổi tiếng Wechat – ứng dụng thu hút sự giám sát của chính phủ Hoa Kỳ do những lo ngại về an ninh quốc gia.

Tencent cũng được biết đến với việc tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng việc mở rộng quy mô giám sát và kiểm duyệt đối với người dùng WeChat ở Hoa Kỳ.

Alibaba – một gã khổng lồ công nghệ và thương mại điện tử của Trung Quốc do tỷ phú công nghệ Jack Ma sáng lập cùng với Tencent. Tập đoàn này nằm trong số các công ty Trung Quốc được Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vinh danh vào năm 2017; thuộc danh sách “đội tuyển quốc gia” phát triển trí tuệ nhân tạo của ĐCSTQ.

Một số công ty Trung Quốc ký thỏa thuận liên minh để thành lập một ‘liên minh xây dựng Đảng’

WuXi Biologics Cayman là một công ty dược phẩm sinh học được niêm yết tại Hồng Kông có quan hệ với ĐCSTQ. Theo một bài báo năm 2021 được xuất bản bởi cổng thông tin NetEase của Trung Quốc, công ty này nằm trong số các công ty Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác với chính quyền thành phố ở Vô Tích để thành lập một ‘liên minh xây dựng Đảng’.

Một trong những lợi ích mà các công ty này có được khi tham gia liên minh là cải thiện “tính gắn kết và khả năng cạnh tranh” của các “tổ chức Đảng” của họ.

Ngoài quỹ Matthews Pacific Tiger, các khoản đầu tư năm 2020 của ông Fauci còn bao gồm cả quỹ trái phiếu cấp đầu tư của Pimco và Quỹ Lãnh đạo Phụ nữ Toàn cầu Pax Ellevate.

Thượng nghị sĩ Roger Marshall yêu cầu tiến sĩ Fauci cung cấp tài liệu về thông tin tài chính

Sau một cuộc xung đột tại buổi điều trần tại Thượng viện, thượng nghị sĩ Marshall đã yêu cầu tiến sĩ Fauci cung cấp tài liệu về thông tin tài chính của mình.

Sau khi xuất bản các tài liệu vào ngày 14/1, thượng nghị sĩ đã cáo buộc tiến sĩ Fauci có gian dối tài chính.

Cụ thể, ông Marshall nói: “Giống như việc ông ta đã lừa dối người dân Mỹ về việc gửi tiền đóng thuế đến Vũ Hán Trung Quốc để tài trợ cho nghiên cứu về chức năng, khẩu trang, thử nghiệm. Tiến sĩ Fauci đã hoàn toàn không trung thực về việc công khai tài chính. Điều này nói nên rằng không có gì ngạc nhiên khi ông Fauci là quan chức không đáng tin nhất ở Mỹ”.