Vốn được ví như “đảo ngọc” của Quảng Nam, nhưng gần đây xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành đang ngập ngụa ô nhiễm. Rác vây bủa các bãi biển, bờ sông khiến cho du khách đến đây mà không dám hẹn ngày trở lại.
- Cách ly, điều trị F0, F1 tại nhà ở TP.HCM: Cần điều kiện gì?
- Bay lòng vòng 3 chuyến, người đàn ông phát hiện mắc Covid-19 khi về Quảng Nam
- Chú rể dậy từ 4h sáng chạy bộ 19km đến đón dâu
Dân ngày ngày “gồng mình” sống chung với rác
Bao quanh bởi biển cả, với vẻ đẹp hoang sơ bình yên, xã đảo Tam Hải từng hứa hẹn là nơi thu hút khách du lịch; nhưng vài năm gần đây vùng đất này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng km bãi biển bị bao vây bỡi rác thải sinh hoạt, rác khó phân hủy như chai, ly nhựa, bao nilon… trôi nổi lềnh bềnh, ngập ngụa, chất thành từng lớp dày đặc.
Một người dân tại thôn Thuận An, xã Tam Hải cho biết, tình trạng rác thải ứ đọng dọc bờ sông Trường Giang và bờ biển đã diễn ra lâu nay, gây ra mùi hôi thối, ruồi, muỗi sinh sôi ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Bà Thu (người bán nước giải khát ở biển Bàn Than) chia sẻ báo Dân Trí, rác ở bãi biển Bàn Than trải dài gần 1km khiến khách tham quan đến chẳng có nơi để tắm, họ chỉ ngồi uống nước rồi về rồi không thấy trở lại.
8 tấn rác mỗi ngày, mọi biện pháp như “muối bỏ bể”
Theo báo Tài Nguyên và Môi Trường, xã đảo Tam Hải là địa phương nằm cuối con sông Trường Giang đổ ra biển vì vậy nơi đây trở thành nơi “hứng rác” rác của các xã ven biển TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Bên cạnh đó, cửa biển nơi đây cũng là nơi neo đậu tàu thuyền của nhiều tỉnh lân cận, ngư dân tiện tay sử dụng bao ni lông, chai nhựa rồi quăng xuống biển theo sóng tấp vào bờ.
Với bình quân khoảng 8 tấn rác thải mỗi ngày, xã đảo đang đối mặt với áp lực xử lí rác thải sinh hoạt, ô nhiễm kéo dài cũng đang đe doạ đến nguồn thuỷ sản ven bờ. Đã có nhiều biện pháp đưa ra thực hiện nhưng tất cả đều vô hiệu.
Hơn 40 năm sống ở ấy, chứng kiến tình trạng nơi mình ở ô nhiễm quanh năm ông Nguyễn Ngọc Lam trú thôn Đông Tuần, xã Tam Hải bức xúc: “Để hạn chế rác thải, người dân chúng tôi đem rác đi đốt nhưng cũng không ăn thua, được vài ngày rồi cũng như cũ”.
Còn theo lời kể của ông Nguyễn Công Lượng với báo Lao Động, trước đây có đoàn tình nguyện về dọn sạch sẽ nhưng được vài ngày đâu lại vào đấy. “Tôi và nhiều người ở đây làm biển báo cấm rồi khuyên ngăn nhưng vẫn không thành vì họ không có chỗ bỏ. Chính quyền địa phương cần nâng cao ý thức người dân thậm chí có mức xử phạt để họ thực hiện nghiêm. Ngoài ra, cũng phải bố trí khu vực để rác và có xe vận chuyển rác thì mới hết tình trạng ô nhiễm này”.