Dữ liệu đầy đủ cho thấy, Sinovac – vắc xin Covid-19 của Trung Quốc – chỉ có hiệu quả 50,38% chống lại vi-rút corona. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 78% mà chính phủ công bố trước đó vào ngày 7/1, theo Wall Street Journal.

Viện nghiên cứu Brazil – Butantan hiện đang thực hiện các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cho CoronaVac. Đây là một ứng cử viên vắc-xin Covid-19 do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển. Trong một họp báo ngày 12/1, Viện Butantan đã gửi dữ liệu mới nhất cho cơ quan quản lý y tế liên bang của Brazil, liệt kê tỷ lệ hiệu quả của CoronaVac chỉ dưới 50,4%.

Vắc xin Covid-19 của Trung Quốc giảm hiệu quả so với lần công bố đầu tiên

Theo tờ Wall Street Journal, Butantan cho biết tỷ lệ hiệu quả trước đây của CoronaVac là 78%.

“Khi dữ liệu của tất cả các tình nguyện viên được xem xét, bao gồm cả những ca nhiễm Covid-19 rất nhẹ và không cần hỗ trợ y tế, tổng tỷ lệ hiệu quả giảm xuống còn 50,38%,” Viện Butantan cho biết.

“Ricardo Palácios, giám đốc y tế của nghiên cứu lâm sàng tại Butantan, cho biết tỷ lệ hiệu quả thấp hơn là do bao gồm những bệnh nhân bị nhiễm vi-rút corona mới nhưng chỉ có các triệu chứng ‘rất nhẹ’”, theo SCMP đưa tin hôm 12/1.

Butantan đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 7/1. Trong đó, họ công bố kết quả của các thử nghiệm lâm sàng với CoronaVac là “tuyệt vời” và tỷ lệ hiệu quả tới 78%. Cộng đồng khoa học toàn cầu đã chỉ trích Viện vì đưa “ít dữ liệu” vào thông báo của mình. Đồng thời các báo cáo cho thấy “Sinovac của [Trung Quốc] đã bóp nghẹt các cộng tác viên người Brazil,” tạp chí Science lưu ý vào thời điểm đó.

“Trong buổi trình bày chính thức về dữ liệu tại Butantan hôm [7/1], ông Covas, Giám đốc Butantan, không đề cập đến số các trường hợp. Ông chỉ nói rằng dữ liệu sẽ được báo cáo trong một ấn phẩm khoa học và cho các cơ quan quản lý Brazil. Nhưng khi bị các nhà báo thúc ép, ông ấy lại nói rằng có 218 trường hợp mắc bệnh nhẹ”, tạp chí này đưa tin.

Tổng thống Brazil tuyên bố sẽ không đưa Sinovac vào chương trình tiêm chủng quốc gia

Thống đốc bang São Paulo, ông João Doria dự định bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho 46 triệu cư dân của bang vào ngày 25/1. Nhưng trước hết, kế hoạch này phải được chấp thuận bởi cơ quan quản lý liên bang của Brazil, Anvisa, để sử dụng CoronaVac. Ngoài ra, bang São Paulo đã ký hợp đồng độc lập cho CoronaVac và Viện Butantan trở thành đối tác của Sinovac ở Brazil.

Ông Doria là đối thủ chính trị của Tổng thống Brazil – Jair Bolsonaro. Trước đó, Tổng thống Bolsonaro đã “công khai làm mất uy tín của CoronaVac” và coi nó như “cái chết và sự tàn tật”. Ông cũng cho biết sẽ không đưa nó vào chương trình tiêm chủng quốc gia của đất nước”, theo SCMP đưa tin hôm 12/1.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo nhóm nước BRICS, trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản ngày 28/6/2019 (ảnh: Điện Kremlin). Ông Bolsonaro không ủng hộ đưa vắc xin Covid-19 của Trung Quốc vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo nhóm nước BRICS, trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản ngày 28/6/2019 (ảnh: Điện Kremlin). Ông Bolsonaro không ủng hộ đưa vắc xin Covid-19 của Trung Quốc vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

Chính phủ liên bang của Brazil đã bảo đảm tới 100 triệu liều vắc-xin covid-19 Trung Quốc do công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh-Thụy Điển tạo ra để sử dụng trong nước; nhưng việc tiêm phòng sẽ không bắt buộc.

Ông Bolsonaro nói với các phóng viên tại thủ đô Brasilia của quốc gia vào ngày 7/1: “Không ai có thể ép một người thực hiện điều gì đó mà hậu quả của nó vẫn chưa được biết rõ”.