Tàu sân bay Phúc Kiến mà Trung Quốc mới hạ thủy gần đây là có trang bị máy phóng máy bay với công nghệ điện từ lấy cắp từ Mỹ, theo ông Anders Corr, nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị và nhà sáng lập công ty phân tích Corr Analytics Inc.

Trong bài bình luận cá nhân đăng trên The Epoch Times, ông Corr cho biết: Bước tiến mới về quân sự của quân đội Trung Quốc là “một thanh gươm chống lại các nước láng giềng và một lá chắn chống lại các lực lượng chiến lược của Hoa Kỳ”.

Ông cho rằng Trung Quốc ngày càng trở thành một mối đe dọa thực tế với “các quốc gia hòa bình trong khu vực”. Nguy cơ này càng tiến gần với hiện thực trong khi lãnh đạo Trung Quốc thể hiện tình hữu nghị “không giới hạn” Nga, quốc gia đang tấn công xâm lược Ukraine.

“Trong vài năm qua và cùng với sự xâm lược của Nga ở châu Âu, Bắc Kinh đã tăng tốc gây áp lực quân sự đối với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines”, ông Corr viết.

“Các đồng minh thân cận khác của Trung Quốc – Iran và Triều Tiên – hành động theo một cách gây hấn tương tự, kéo Hoa Kỳ và các đồng minh của họ bị phân tán về nhiều hướng cùng một lúc.”

Các quốc gia châu Á nhỏ hơn như Campuchiaquần đảo Solomon cung cấp cho Bắc Kinh căn cứ quân sự.

Những nước khác như Malaysia, Brunei và Lào cố gắng giữ im lặng và tránh xung đột, nhưng sự im lặng của họ nhiều khi lại là “đồng lõa”, theo nhà phân tích Corr.

Tàu sân bay mới của Trung Quốc dùng công nghệ lấy cắp từ Mỹ

Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến vào ngày 17/6. Nó sử dụng hệ thống phóng máy bay điện từ mới nhất (EMALS), theo Đại úy James Fanell, cựu giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô công nghệ này là bước tiến vượt bậc của quân đội Trung Quốc, một số báo phương Tây cũng phụ họa theo. Nhưng đây là “sự giả dối rõ ràng”, theo ông Fanell. Ông cho rằng Trung Quốc đã lấy cắp công nghệ này từ Mỹ vì không thể nào sáng chế ra nó nhanh như vậy.

EMALS ban đầu được Hải quân Hoa Kỳ phát triển cho tàu sân bay của họ và được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào năm 2015 trên tàu USS Gerald R. Ford.

Tàu sân bay mới của Trung Quốc bị nghi ngờ là sử dụng công nghệ phóng máy bay điện từ lấy cắp của Mỹ. Công nghệ này do Mỹ sáng chế và triển khai lần đầu tiên trong máy bay USS Gerald R. Ford (ảnh: Wikimedia Commons).
Tàu sân bay mới của Trung Quốc bị nghi ngờ là sử dụng công nghệ phóng máy bay điện từ lấy cắp của Mỹ. Công nghệ này do Mỹ sáng chế và triển khai lần đầu tiên trong máy bay USS Gerald R. Ford (ảnh: Wikimedia Commons).

“Với các hoạt động gián điệp trong quá khứ của CHND Trung Hoa xung quanh tàu sân bay đầu tiên của họ, không nghi ngờ gì rằng CHND Trung Hoa đã một lần nữa đánh cắp công nghệ EMALS từ Hải quân Hoa Kỳ”, theo Đại úy Fanell.

Ông cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ nên điều tra bên trong Hải quân Mỹ để tìm ra người đã làm rò rỉ công nghệ này cho Trung Quốc.

Ông Rick Fisher, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế ở khu vực Washington, cho biết: “Hoạt động trao đổi học thuật với phương Tây đã tạo cơ sở cho sự phát triển phóng điện từ (EML) của Trung Quốc; đó là lý do tại sao các nền dân chủ phải phục hồi các Ủy ban Điều phối Kiểm soát Xuất khẩu Đa phương (COCOM) để chặn Trung Quốc tiếp cận như vậy ”.

Tiến bộ quân sự của Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng và toàn thế giới

Tàu Phúc Kiến là tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc. “Trung Quốc đặt mục tiêu có một lực lượng hải quân nước xanh thực sự vào năm 2035, với một hạm đội gồm 6 tàu sân bay”, theo SCMP.

Để tránh cho các tàu sân bay bị đánh chìm, các tàu hải quân Trung Quốc cần có công nghệ chống tên lửa hiệu quả. Vào ngày 19/6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành một vụ thử tên lửa chống đạn đạo trên mặt đất (ABM) khác. Trung Quốc cũng đang triển khai tên lửa siêu thanh có thể tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Theo truyền thông Ấn Độ, Bắc Kinh tuyên bố đang phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa hỗ trợ trí tuệ nhân tạo chống lại đầu đạn siêu thanh. Nếu đúng như vậy, thì những biện pháp phòng thủ này sẽ giúp các tàu hải quân Trung Quốc có một lá chắn để ngăn chặn khả năng răn đe siêu thanh thế hệ tiếp theo của Mỹ và các đồng minh chống lại hành động xâm lược quân sự đang diễn ra đối với Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và ở Biển Đông, theo ông Corr.

Nhà nghiên cứu Fisher cho biết: “Siêu tàu sân bay mới của Trung Quốc và khả năng phòng thủ tên lửa tiên tiến là công cụ cho bá quyền trong khu vực và sau đó là toàn cầu”.

Tàu sân bay mới của Bắc Kinh sẽ tham gia cùng các thành phần khác của quân đội trong việc đe dọa các nước láng giềng, trong khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước đang diễn ra.

Từ Khóa: