Sau 5 năm, hầu hết các dự án mà Trung Quốc cam kết rót vốn cho Philippines vẫn chưa động thổ hoặc phê duyệt. Chỉ có 3 dự án đang xây dựng, theo Bloomberg.
- Biển Đông: Trung Quốc hung hăng làm Philippines gia tăng quân sự
- Vay vốn Trung Quốc: Philippines phải chịu các điều khoản bất lợi, nguy cơ rơi vào ‘bẫy nợ’
- Philippines: Trung Quốc mở rộng chiếm đóng, mưu đồ độc chiếm Biển Đông
Philippines đang gấp rút hoàn thành cây cầu gần Malina (trị giá 69 triệu USD) vào cuối năm nay sau nhiều lần trì hoãn. Cầu Binondo-Intramuros dự kiến trở thành công trình đầu tiên trong 14 dự án do Bắc Kinh tài trợ được hoàn thành.
Năm 2016, ngay sau khi đắc cử Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có chuyến công du tới Bắc Kinh. Tại đó, ông Duterte tuyên bố “chia tay” Mỹ để kết thân với Trung Quốc.
Trung Quốc “hứa hão” về tình hữu nghị với Philippines
Trong chuyến công du của ông Duterte, Trung Quốc cam kết rót vốn 24 tỷ USD vốn đầu tư vào Philippines. Tuy nhiên, sau 5 năm thì hầu hết các dự án mà Bắc Kinh cam kết tài trợ; vẫn “đắp chiếu” hoặc chưa được phê duyệt.
Từ đầu năm 2021, Bắc Kinh và Manila liên tục tranh cãi về các động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là điều mà ông Duterte từng hy vọng sẽ tránh được khi áp dụng chính sách “thân” Trung Quốc và rời xa Mỹ.
Giới chức Philippines cũng công kích chính sách “xích lại gần Trung Quốc” của ông Duterte.
“Chính sách nghiêng về Trung Quốc của ông Duterte chỉ mang tới những hứa hẹn sai lầm về tình hữu nghị với Trung Quốc. Trong khi quốc gia này đang cố gắng chiếm thêm các đảo của Philippines”, chuyên gia Paul Chambers thuộc Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng ASEAN, Đại học Naresuan ở Thái Lan bình luận.
Trung Quốc ban đầu đồng ý tài trợ 9 tỷ USD vốn vay ưu đãi cho Philippines. Thực tế các khoản vay và viện trợ không hoàn lại; chỉ ở mức 1.6 triệu USD (năm 2016) và 590 triệu USD (năm 2019). Đối với các khoản đầu tư trực tiếp, Trung Quốc cũng cam kết rót 15 tỷ USD. Thực tế, từ năm 2016-2020, các khoản đầu tư chỉ dừng ở mức 3.2 tỷ USD, theo dữ liệu từ Cơ quan thống kê Philippines.
Hơn nữa, Bắc Kinh tính lãi suất cao hơn đối với các khoản vay “có điều khoản bảo mật nghiêm ngặt”, theo giáo sư Philamer Torio, Trường Chính phủ Ateneo ở Manila.
Chính sách “thân Trung Quốc” phản tác dụng?
Bất chấp các chỉ trích, chính quyền ông Duterte vẫn bảo vệ các chính sách “thân Trung Quốc” của mình.
Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez nói rằng Manila đã thu được nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Ông Lopez khẳng định, trong 5 năm qua Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng đối với Philippines. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của nước này.
Tổng thống Duterte phát biểu hồi tháng 6: “Chương trình Xây, Xây, Xây của chúng tôi và sáng kiến ‘Vành đai con đường‘ sẽ gặt hái được những lợi ích lâu dài cho người dân chúng tôi”. Đồng thời ông mô tả quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh là đôi bên cùng có lợi.
Điều đáng nói là, ngay cả khi lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines có cuộc chạm trán “nguy hiểm với “lực lượng dân quân hàng hải”của Bắc Kinh; thì chính quyền của ông Duterte vẫn khẳng định chính sách của họ đã giúp ích ở Biển Đông.
Gần đây, ông Duterte gọi Bắc Kinh là “ân nhân” và ca ngợi nước này vì đã cung cấp vắc xin phòng Covid-19, loại dịch bệnh chết người bùng phát từ Trung Quốc.
Giáo sư tại Trung tâm Châu Á của Đại học Philippines,Tina Clemente cho biết: “Việc tham gia kinh tế với Trung Quốc là không thể tránh khỏi. (Nhưng) việc cường điệu hóa ý tưởng hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích của chúng tôi giờ đây đang phản tác dụng”.