Ba dự án mà Trung Quốc tài trợ vốn cho Philippines bị phát hiện là có các điều khoản bí mật; mang lại lợi thế quá mức cho Bắc Kinh trong việc thanh toán nợ.

Philippines đối diện với mối đe dọa “bẫy nợ” từ Trung Quốc

Theo tờ PhilStar, các điều khoản bí mật giữa Philippines và Trung Quốc bị phát hiện trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Toàn cầu AidData của William & Mary; cùng với Viện Kiel về Kinh tế Thế giới; Trung tâm Phát triển Toàn cầu. và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Trong báo cáo dài 85 trang, các chuyên gia nghiên cứu các điều khoản hợp đồng của dự án Đập Kaliwa; dự án Thủy lợi Sông Chico; và dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Đường sắt Quốc gia Philippines (PNR) Nam Long Haul. Ba dự án này là Philippines vay vốn từ Trung Quốc. Nhưng chúng cũng chỉ là 3 trong số 100 hợp đồng cho vay tương tự của Trung Quốc với hàng chục quốc gia khác. Tổng trị giá các khoản vay lên đến 36,3 tỷ USD.

Tổng số nợ phải trả của Philippines đã gia tăng trong năm qua do tác động của đại dịch COVID-19 và từ các khoản vay Trung Quốc. Nó khiến Manila ngày càng phải chịu thêm gánh nặng nợ nần.

Cả 3 dự án trên đều chậm tiến độ do cuộc khủng hoảng kinh tế và sự phản đối của người dân địa phương. Họ lo lắng về việc Tổng thống Rodrigo Duterte có mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho thấy các dự án của Philippines với Trung Quốc có rất ít lợi ích kinh tế, dù đã triển khai 5 năm. Thực tế là các dự án vay này đang đặt ra nhiều mối đe dọa dai dẳng về “một cái bẫy nợ” từ Trung Quốc.

Trung Quốc cho Philippines vay với các điều khoản “cấm tiết lộ hợp đồng”

Theo báo cáo của các viện nghiên cứu nêu trên, chắc chắn có 3 dự án do Trung Quốc tài trợ từ năm 2014 có các điều khoản bảo mật. Điều khoản “cấm tiết lộ hợp đồng” cho bất kỳ ai là một ví dụ.

Điều này từng là nguyên nhân gây lo lắng cho nhiều nhà lập pháp Philippines vào năm 2019. Họ đã gây áp lực buộc chính quyền Duterte phải tiết lộ chi tiết các điều khoản hợp đồng. Bộ phận tài chính của Philippines đã cố gắng đàm phán với Trung Quốc; để cho phép Manila công khai các khoản vay; nhằm xoa dịu phản ứng của các nhà lập pháp.

Trung Quốc cho Philippines vay với điều khoản “kích hoạt vỡ nợ”

Theo thông tin mới nhất, dự án Đập Kaliwa trị giá 211.2 triệu USD bị chậm tiến độ; vì lo ngại nó sẽ phá hủy môi trường và các vùng đất của bộ lạc.

Theo điều khoản của hợp đồng của dự án, phía Trung Quốc yêu cầu Philippines trích “lợi nhuận tích lũy từ dự án” để trả nợ gốc và lãi.

Một điều khoản nữa được tìm thấy trong hợp đồng; đó là phía Bắc Kinh yêu cầu Manila mở một tài khoản ngân hàng luôn có đủ số dư để trả nợ mọi lúc.

Hơn nữa, trong cả ba dự án của Philippines đều có “điều khoản vỡ nợ”. Điều khoản này yêu cầu Philippines hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho Trung Quốc; kể cả trong trường hợp Manila không có khả năng trả nợ cho bất kỳ chủ nợ nào khác.

“Điều khoản vỡ nợ” của dự án đập Kaliwa và Thủy lợi Sông Chico sẽ được kích hoạt; nếu các khoản nợ 25 triệu USD chưa được thanh toán. Dự án đường sắt Nam PNR trị giá 100 triệu USD cũng cùng chung “số phận”.

Với điều khoản này, Trung Quốc đảm bảo được phía Philippines sẽ phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ; ngay cả khi Manila gặp khó khăn trong việc thanh toán các nghĩa vụ khác.

Báo cáo cho biết thêm, Trung Quốc điều chỉnh các công cụ kỹ thuật tài chính và pháp lý; để bảo vệ các khoản đầu tư của họ. Bắc Kinh có khả năng giành được lợi thế trả nợ so với các chủ nợ khác.

Philippines có thể không được cơ cấu lại khoản vay

Tệ hơn nữa, Philippines có thể không được cơ cấu lại các khoản vay của Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh không phải là thành viên của “câu lạc bộ Paris” nhưng họ được hưởng đặc quyền hơn cả các thành viên.

“Câu lạc bộ Paris” là một nhóm không chính thức của 22 quốc gia chủ nợ; có nền kinh tế lớn, giàu có, mức độ tin nhiệm cao, có tiềm lực tài chính lớn mạnh. Họ chuyên cho các nước vay để tái thiết đất nước, nợ ân hạn hoặc hoãn nợ, xoá nợ cho các nước mắc nợ khó trả.

Trung Quốc thuộc G-20; mà G-20 cam kết giúp các nước nghèo giảm bớt gánh nặng nợ trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, điều khoản của hợp đồng cho thấy Trung Quốc đi ngược lại cam kết trong G-20.

Nhóm chuyên gia viết báo cáo cho biết, các điều khoản cho vay “bí mật” của Trung Quốc đặt ra thách thức đối với hoạt động hợp tác đa phương trong khủng hoảng tài chính. Rất nhiều điều khoản của Trung Quốc với các nước đang đi ngược lại với các cam kết đa phương; với các thông lệ lâu đời và các chính sách thể chế.