Khoản nợ ẩn trong năm 2020 của Trung Quốc khoảng 2.300 tỷ USD; con số này có thể còn phình to hơn nữa trong năm 2021, theo Bloomberg ngày 24/3.

Chuyên gia nghiên cứu Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, Liu Lei cho biết, chính quyền các địa phương đang phải chịu áp lực tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong đại dịch. Điều này dẫn đến tình trạng vay ngoài ngân sách nước này tăng 6% từ mức 126 triệu USD trong quý 3/2019.

Nợ ẩn khổng lồ khiến Trung Quốc khó đạt được ổn định kinh tế

Nợ ẩn (nợ ngầm) gồm các khoản tiền do các tổ chức liên quan đến chính phủ huy động cho cơ sở hạ tầng; và các dự án công cộng khác có đảm bảo hoàn trả chính thức. Các khoản trái phiếu được bán bởi chính quyền địa phương (LFVG); hoặc chính quyền cấp tỉnh huy động tiền để tăng chi tiêu mà không đưa vào bảng cân đối kế toán chính thức của họ.

Trung Quốc tuyên bố sẽ ổn định tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô; giảm tỷ lệ nợ chính phủ trong năm 2021 để kiềm chế rủi ro. Tuy nhiên, điều đó khó đạt được; vì chi tiêu ngân sách không thể trang trải khoản đầu tư cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng theo mục tiêu kinh tế năm 2035. Do đó các khoản vay ngoài ngân sách tăng cao.

Trung Quốc ôm núi nợ khổng lồ

“Các chính quyền địa phương sẽ tìm cách tăng nợ tiềm ẩn. Vì họ đang chịu áp lực mở rộng đầu tư. Về dài hạn, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn; bao gồm môi trường bên ngoài không chắc chắn và dân số già”, theo chuyên gia Liu.

Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương sắp chạm tới ngưỡng “giới hạn đỏ”; mức 90% GDP mà Bắc Kinh đưa ra trong quy định tái cấp vốn.

Trung Quốc không có tài khoản chính thức để theo dõi các khoản nợ ẩn của chính quyền địa phương. Điều này về mặt nguyên tắc là trái với quy định pháp luật, theo Bloomberg.

Khoản nợ tiềm ẩn của Trung Quốc có nhiều cách tính khác nhau. Năm 2012, theo ước tính của công ty S&P Global Ratings thì quy mô nợ ẩn là khoảng 182 tỷ USD. Còn theo ước tính của Tập đoàn Rhodium thì vào khoảng 357 tỷ USD đến 471 tỷ USD.

Theo tính toán của Bloomberg, chính quyền địa phương sẽ phải hoàn trả số trái phiếu LGFV trị giá cao kỷ lục; khoảng 19,52 tỷ USD đáo hạn trong năm 2021.

Theo chuyên gia Liu, khoản nợ tiềm ẩn có thể dẫn đến khoảng 6,4 tỷ USD mỗi năm phải trả thêm lãi suất. Các khoản vay như vậy tốn kém hơn so với trái phiếu chính phủ. Nó cũng tạo ra rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính Trung Quốc; vì tất cả các loại tổ chức tài chính – bao gồm ngân hàng, công ty môi giới và quỹ tín thác – đã mua những khoản nợ đó, theo chuyên gia Liu.