Tờ Vision Times cho biết chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã giám sát và kiểm soát người dân. Họ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI); như nhận dạng khuôn mặt, sinh trắc học, phân tích dự đoán và tổng hợp dữ liệu.
- Bí mật công nghệ AI: Trung Quốc ý đồ thống trị quân sự, ‘thông minh hóa’ chiến tranh
- Mỹ và đồng minh sát cánh chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc
- Biển Đông: Hơn 200 tàu Trung Quốc tiến sát đảo Sinh Tồn Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa
Chính quyền Trung Quốc giám sát người dân mọi lúc, mọi nơi
Một bộ phim tài liệu của tờ Front Line có tựa đề “Thời đại của trí tuệ nhân tạo” cho thấy, ĐCSTQ đã giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Họ biến Tân Cương trở thành “dự án thử nghiệm các hình thức giám sát kỹ thuật số cực đoan”. Hệ thống AI có thể dự đoán cá nhân nào có nhiều khả năng thực hiện hành vi “khủng bố”; cần được “cải tạo” trong các trại lao động.
Giám đốc phụ trách vấn đề Trung Quốc trong Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Sophie Richardson nói với Front Line, chính quyền Trung Quốc theo dõi mọi hành vi của người dân. Họ thu thập các thông tin của người dân như: nói chuyện với ai, bằng ngôn ngữ gì, ở đâu (bao gồm các quốc gia khác ngoài Trung Quốc), số lần cầu nguyên mỗi ngày… Họ dùng các thông tin đó để chấm điểm; và quyết định xem người đó có bị đưa đi cải tạo hay không.
Trung Quốc lắp đặt công nghệ giám sát AI trên toàn quốc. Ví dụ họ triển khai dự án Sharp Eyes để giám sát khu vực nông thôn. Họ theo dõi công khai nhà của người dân và những người bất đồng chính kiến.
Nhà hoạt động nhân quyền, luật sư Nury Turkel nói với tờ Front Line, để tiếp tục bức hại người Duy Ngô Nhĩ; chính quyền Trung Quốc thậm chí “có mã vạch ở cửa nhà để xác định, phân loại công dân”.
Ông Turkel cảnh báo rằng các công nghệ mới liên tục được phát triển để ngăn cản hoạt động của người dân.
Xuất khẩu công nghệ giám sát sang các nước thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường”
Các công ty như Huawei, Hikvision, Dahua và ZTE đã bán công nghệ giám sát AI cho 63 quốc gia. Trong đó có 36 quốc gia liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”; do ông Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Huawei là nhà cung cấp nhiều nhất, chiếm doanh số ít nhất 50 quốc gia.
Trung Quốc tài trợ các khoản vay ưu đãi cho các quốc gia kém phát triển như Kenya, Lào, Mông Cổ, Uganda và Uzbekistan; để khuyến khích họ mua sắm công nghệ giám sát.