Nhiều nơi trên thế giới đã và đang quảng cáo tiêm phòng vắc xin cúm theo mùa (*), nhưng thực tế qua đại dịch Covid-19, nó đã cho thấy nhiều hậu quả tai hại.

(* Cúm mùa ở đây là virus có tên gọi Influenza, hàng năm đều được quảng cáo nên chủng ngừa nhắc lại để phòng bệnh, khác với virus corona gây ra Covid-19 – Ghi chú của người dịch)

Nhiều bài nghiên cứu đã chứng minh vắc xin cúm này giúp bảo vệ người dân khỏi Covid-19. Nhưng một giáo sư ngành thống kê đã phát hiện ra dữ liệu đó là sai; và đưa ra kết quả hoàn toàn ngược lại.

Trong một số trường hợp, vắc xin có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với một loại vi rút khác chủng được tiêm ngừa, thông qua một quá trình được gọi là “sự can thiệp của vi rút” (còn gọi là kháng virus bội nhiễm – Ghi chú của người dịch).

Một câu hỏi đã được đặt ra kể từ chiến dịch tiêm chủng đại trà năm 2009 chống lại đại dịch cúm lợn H1N1 là liệu việc tiêm phòng cúm theo mùa có thể làm cho các ca lây nhiễm đại dịch trở nên tồi tệ hơn hoặc phổ biến hơn hay không. Mối quan tâm đó đã trở thành tiêu điểm khi triển khai vắc xin cho Covid-19; và nghiên cứu chỉ ra khả năng làm ảnh hưởng tới đề kháng virus của cơ thể.

Trước tiên chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn tác dụng có lợi của “sự can thiệp của virus”.

Sự can thiệp này có thể là động lực thúc đẩy chúng ta chống lại các mầm bệnh xâm nhập. Sự can thiệp của vi rút thông thường xảy ra khi mỗi lần nhiễm vi rút trước đó cung cấp cho các tế bào lân cận một loại bảo vệ. Theo một cách nào đó, mầm bệnh virus ban đầu ngăn chặn những loại virus khác xâm nhập tiếp theo.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm cho thấy một ví dụ. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học Glasgow và Đại học Hoàng gia London phát hiện ra bệnh cảm lạnh thông thường có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19.

Bản tóm tắt của nghiên cứu ghi rằng: “Rhinovirus ở người gây ra cảm lạnh thông thường và là loại virus đường hô hấp phổ biến nhất của con người.”

“Chúng tôi nhận ra rhinovirus ở người kích hoạt phản ứng interferon (một kháng thế chống virus) ngăn chặn sự nhân lên của SARS-CoV-2. Các mô phỏng toán học cho thấy sự tương tác giữa các vi rút với nhau có khả năng gây ảnh hưởng đến các loại khác vì sự phổ biến ngày càng tăng của rhinovirus sẽ làm giảm số ca nhiễm COVID-19 mới”.

Thật không may, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở người chích vắc xin cúm sẽ không có “sự can thiệp của vi rút” này, dẫn đến đề kháng của họ ít nhạy cảm hơn với các loại vi rút khác ngoài loại họ được tiêm phòng. (Vì miễn dịch do tự nhiên có thể sinh ra kháng thể đa dạng còn miễn dịch do vắc xin thì không – Ghi chú của người dịch)

Một nghiên cứu tổng quan năm 2010 trên tạp chí PLOS Medicine, do Tiến sĩ Danuta Skowronski, một chuyên gia về cúm người Canada thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh ở British Columbia đứng đầu, cho thấy vắc xin cúm mùa làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm lợn H1N1 của người dân và dẫn đến các đợt bùng phát nghiêm trọng hơn nếu mắc bệnh.

Những người được chủng ngừa cúm trong mùa cúm 2008-2009 có nguy cơ bị nhiễm đại dịch H1N1 vào mùa xuân và mùa hè năm 2009 cao hơn từ 1,4 đến 2,5 lần so với những người không chủng ngừa cúm theo mùa.

Để kiểm tra lại những phát hiện trên, Skowronski và các nhà nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu tiếp theo về chồn sương. Phát hiện của họ đã được trình bày tại Hội nghị liên ngành thuốc kháng sinh và hoá trị năm 2012. Vào thời điểm đó, Skowronski đã bình luận về phát hiện của nhóm cô ấy với MedPage Today:

“Có thể vắc-xin cúm theo mùa đã tạo ra một số kháng thể phản ứng chéo nhận biết vi-rút đại dịch H1N1, nhưng những kháng thể đó ở mức thấp và không có hiệu quả vô hiệu hóa vi-rút. Thay vì tiêu diệt vi rút mới, nó thực sự có thể tạo điều kiện cho nó xâm nhập vào các tế bào.” (Vì cơ thể không được kích thích tạo ra các kháng thể mạnh hơn – Ghi chú của người dịch)

Tổng cộng năm nghiên cứu quan sát được thực hiện trên một số tỉnh của Canada cho kết quả giống hệt nhau. Kết quả phân tích dữ liệu từ Canada và Hồng Kông cũng như nhau. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Úc Peter Collignon đã cảnh báo vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với ABC News của Úc vào năm 2011. “Một số dữ liệu có sẵn cho thấy nếu bạn được chủng ngừa bằng vắc xin cúm theo mùa, bạn sẽ có kháng thể chống lại các mầm bệnh ít đa dạng hơn so với bị nhiễm bệnh tự nhiên. ”

“Chúng ta có thể tự trang bị cho bản thân vắc xin chống lại một mầm bệnh mới xuất hiện và nguy hiểm, nhưng thực tế những người được chích ngừa lại dễ bị nhiễm bệnh hơn những người được miễn dịch tự nhiên.”

Khi nói đến Covid-19, cảnh báo của Collignon có thể đặc biệt đáng chú ý.

Tiêm phòng cúm làm gia tăng nguy cơ nhiễm các chủng virus corona khác

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vaccine ngày 10 tháng 1 năm 2020 cho thấy mọi người có nhiều khả năng bị nhiễm các chủng coronavirus hơn nếu họ đã được tiêm cúm theo mùa.

Nghiên cứu có tiêu đề “Tiêm phòng Cúm và nhiễm virus đường hô hấp ở Nhân viên Bộ Quốc phòng trong Mùa Cúm 2017-2018”, kết luận:

“Tiêm phòng cúm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các vi rút đường hô hấp khác, vì nó làm xáo trộn hệ vi rút của cơ thể”. … Nghiên cứu này nhằm điều tra sự xáo trộn của vi rút bằng cách so sánh tình trạng nhiễm vi rút đường hô hấp ở nhân viên Bộ Quốc phòng được tiêm phòng cúm theo mùa. ”

Mặc dù tiêm phòng cúm theo mùa không làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng trên thực tế, nó “có liên quan đáng kể với các chủng coronavirus khác” và siêu vi khuẩn ở người (hMPV10).

Hãy nhớ rằng, SARS-CoV-2 là 1 trong 7 loại coronavirus khác nhau được biết là gây bệnh đường hô hấp ở người. Bốn loại khác — 229E, NL63, OC43 và HKU1 — gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Trong một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm: OC43 và HKU1 được biết là nguyên nhân gây ra viêm phế quản, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở mọi nhóm tuổi. Ba coronavirus khác ở người — có khả năng gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn — là SARS-CoV, MERS-CoV và SARS-CoV-2.

Theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, các thành viên đã được tiêm phòng cúm theo mùa trong mùa cúm 2017-2018 có nguy cơ nhiễm coronavirus cao hơn 36% và có nguy cơ nhiễm hMPV cao hơn 51% so với những người không được tiêm phòng.

Tiêm phòng cúm có liên quan đến tỷ lệ tử vong do Covid cao hơn

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2020, giáo sư Christian Wehenkel, một biên tập viên học thuật của PeerJ, đã xuất bản một phân tích dữ liệu trên cùng tạp chí đó, cho kết quả “tỷ lệ thuận giữa số ca tử vong do Covid-19 và tỷ lệ tiêm phòng cúm theo mùa ở người cao tuổi trên toàn thế giới”.

Nói cách khác, các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cúm cao nhất ở người cao tuổi cũng có tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở cùng lứa tuổi cao nhất. Công bằng mà nói, nhận định này của bài báo không nói lên mối quan hệ nhân quả:

“Điều đó nghĩa là gì? Ví dụ, ở một số thành phố, doanh số bán kem tăng lên tương quan với tỷ lệ giết người tăng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu bán được nhiều kem hơn thì tỷ lệ giết người sẽ tăng lên. Mà yếu tố tác động thực sự chính là: nhiệt độ thời tiết.

“Tương tự như vậy, không nên lấy bài báo này để gợi ý rằng việc chủng ngừa cúm dẫn đến tăng nguy cơ tử vong cho một cá nhân mắc COVID-19 vì có thể có nhiều yếu tố gây nhiễu (bao gồm, ví dụ, các yếu tố kinh tế xã hội).”

Điều đó cho thấy tuyên bố đã nêu rằng tiêm phòng cúm theo mùa giúp giảm tỷ lệ tử vong do Covid – cần được xem lại, bao gồm cả một nghiên cứu cho thấy các vùng ở Ý có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn ở người lớn tuổi có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn.

Wehenkel từng viết trên PeerJ: “Ai cũng mong mối tương quan nghịch đảo.”

Nhưng đó không phải là sự thực:

“Trái ngược với dự đoán, phân tích hiện tại trên toàn thế giới và phân tích phụ ở châu u không ủng hộ mối tương quan nghịch đảo giữa số ca tử vong do COVID-19 (DPMI) [số ca tử vong trên một triệu dân] và IVR [tỷ lệ tiêm chủng cúm] ở người cao tuổi

Nghiên cứu đã xem xét các tập dữ liệu từ 39 quốc gia với hơn nửa triệu dân và sử dụng các thuật toán phức tạp để giảm thiểu tác động của các biến gây nhiễu, bao gồm các biến địa lý và kinh tế xã hội cũng như các biến liên quan đến can thiệp không dùng thuốc.

“Kết quả cho thấy tỷ lệ thuận giữa số ca tử vong do Covid-19 và IVR của những người ≥65 tuổi. Có sự gia tăng đáng kể số ca tử vong do Covid-19 từ các khu vực phía đông sang phía tây trên thế giới. Cần phải khám phá thêm để giải thích những phát hiện này và công việc bổ sung trong dòng nghiên cứu này có thể dẫn đến việc ngăn ngừa tử vong liên quan đến Covid-19”.

Nguyên nhân nào dẫn tới tỷ lệ thuận giữa số ca tử vong do Covid-19 và tần suất tiêm vắc xin cúm?

Trong phần thảo luận của bài báo, Wehenkel chỉ ra rằng các nghiên cứu lập luận tiêm phòng cúm giúp giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 chưa thực sự xem đủ dữ kiện

Ông trích dẫn nghiên cứu khẳng định tác dụng có lợi của việc tiêm phòng cúm giúp cải thiện khả năng phòng ngừa bệnh cúm và đồng nhiễm SARS-CoV-2, và một nghiên cứu khác cho rằng vắc xin cúm có thể cải thiện khả năng thanh thải SARS-CoV-2 và chỉ ra lỗ hổng của 2 nghiên cứu này là đã không giải thích được tỷ lệ thuận giữa số ca tử vong do covid-19 và tần suất chích ngừa vắc xin cúm.

Thay vì dùng các thuật toán, ông đưa ra các giả thuyết sau: “Thuốc chủng ngừa cúm có thể làm tăng khả năng miễn dịch cúm với cái giá là giảm khả năng miễn dịch đối với SARS-CoV-2 do một số cơ chế sinh học chưa biết, theo đề xuất của Cowling et al. (2012) đối với vi rút hô hấp không phải cúm.

“Thông thường, khi con người nhiễm bệnh, virus sẽ kích hoạt miễn dịch không đặc hiệu trong thời gian đầu mắc bệnh, kháng thể này tồn tại trong cơ thể một thời gian giúp ngăn ngừa các bệnh khác.”

“Những người đã được chủng ngừa cúm sẽ được bảo vệ chống lại bệnh cúm nhưng không chống lại các bệnh nhiễm vi rút khác, do giảm khả năng miễn dịch không đặc hiệu trong những tuần tiếp theo.”

“Ngoài ra các chất xúc tác và bảo quản trong vắc xin có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng phản ứng viêm của bệnh nhân khi nhiễm covid-19 khiến bệnh thêm trầm trọng. ”

Nghịch lý vắc xin cúm

Trong hội nghị của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2012, trên trang 6, có nhà khoa học thảo luận về “một nghịch lý” cho thấy “tỷ lệ tử vong do cúm gia tăng ở người cao tuổi Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin tăng từ 15 phần trăm lên 65 phần trăm.”

Ở trang 7, ông lưu ý thêm rằng trong khi tỷ lệ tử vong dự kiến ​​sẽ giảm 35% cùng với sự gia tăng chủng ngừa vắc-xin, thay vào đó tỷ lệ tử vong đã tăng lên, song song với phổ cập tiêm chủng.

Ở trang 10, một nghịch lý khác được ghi nhận. Trong khi các nghiên cứu quan sát khẳng định vắc xin cúm làm giảm 50% nguy cơ tử vong trong mùa đông do bất kỳ nguyên nhân nào ở người cao tuổi và tỷ lệ bao phủ vắc xin ở người cao tuổi tăng từ 15% lên 65%, nhưng thực ra tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi không giảm trong những tháng mùa đông.

Tác giả báo cáo nói rằng “việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh cúm gây ra là bất khả thi, vì bệnh cúm chỉ chiếm 5% đến 10% tổng số ca tử vong trong mùa đông”. Sau đó, ông chỉ ra sự vô lý của các nghiên cứu chứng minh hiệu quả của vắc xin cúm ở người cao tuổi. Khi sự thiên vị đó được điều chỉnh, kết quả cho thấy vắc-xin đối với những người cao tuổi sẽ không có hiệu quả đáng kể

Điều thú vị là tài liệu chỉ ra rằng các nhà miễn dịch học từ lâu đã biết rằng hiệu quả của vắc-xin ở người cao tuổi sẽ thấp, do phản ứng miễn dịch tuổi già, tức là sự suy giảm chức năng miễn dịch tự nhiên theo tuổi giảm. Đây là lý do tại sao cúm “vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở người cao tuổi mặc dù các chương trình tiêm chủng cúm được phổ biến rộng rãi,” tác giả lưu ý.

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ nắn xương, tác giả bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com, đăng lại trên The Epoch Times.

Tích Tường biên dịch

Từ Khóa: