Giới hoạch định chính sách của Nga đang tranh luận liệu Moscow có nên cam kết cố gắng phù hợp với tham vọng kinh tế của Trung Quốc ở Afghanistan; hay chỉ đơn thuần là tập trung vào vấn đề an ninh, theo ý kiến các chuyên gia trên tờ The Epoch Times.

Sau khi Taliban chiếm Afghanistan, có một số suy đoán rằng Nga và Trung Quốc sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội khai thác nguồn khoáng sản khổng lồ của nước này.

Thành viên cấp cao tại Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moscow, Maxim Schkov cho rằng, liệu Nga có nên đầu tư một nghìn tỉ USD vào Afghanistan để khai thác kim loại hiếm, đất hiếm hay không?

Nga đang cân nhắc có nên can dự vào tất cả các lĩnh vực của Afghanistan hay không?

Hiện có cuộc tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách của Nga về tham vọng tại Afghanistan.

Ông Suchkov nói: “Một nhóm đề xuất rằng Nga nên thoả thuận đầy đủ với Afghanistan các vấn đề như an ninh, thăm dò và khai thác kim loại hiếm, đất hiếm và các dự án phát triển khác”.

Ông Suchkov nói thêm: “Nhóm còn lại đang thận trọng chống lại sự can dự sâu rộng này, chiến lược chỉ nên theo định hướng an ninh. Nga không nên quan tâm đến việc xây dựng nhà nước, sự phát triển hoặc cơ sở hạ tầng của Afghanistan; vì đó là một hố đen sẽ tiêu tốn tất cả các nguồn tài nguyên”.

Ông Suchkov nhận định, đó là một cạm bẫy rõ ràng đối với Nga.

Hoa Kỳ đã can dự vào các chính sách của Afghanistan hơn Nga và Trung Quốc. Ông Suchkov nói: “Nga và Trung Quốc đang chờ cơ hội nắm bắt và tận dụng những lợi ích từ hành động của Hoa Kỳ tại Afghanistan”.

Ông cho biết thêm: “Nó có thể tạo ra cảm giác rằng họ đang cố gắng làm điều gì đó cùng nhau ở Afghanistan. Yếu tố duy nhất gắn kết Moscow và Bắc Kinh lúc này là mối quan tâm về những gì có thể xảy ra tiếp theo ở Afghanistan’.

Một thành viên tại Chương trình Á-Âu của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, Niva Yau Tsz Yan, đồng ý rằng Nga và Trung Quốc duy trì sự đồng thuận vững chắc về các mục tiêu của nhau ở Trung Á. Tuy nhiên, Trung Quốc có áp lực phải cố gắng để phù hợp với các vấn đề an ninh của Nga.

Trung Quốc muốn phát triển quân sự tại Afghanistan

Ông Yan nói: “Các học giả Trung Quốc cho rằng nếu Bắc Kinh không tham gia quân sự không làm nhiều hơn trên mặt trận an ninh; thì các quốc gia Trung Á sẽ cho rằng Nga là nhà cung cấp an ninh duy nhất có thể làm được những điều đó một cách cụ thể”.

“Trung Quốc cực kỳ không an toàn về điều này,” ông Yau nói thêm.

Ông Yau lưu ý rằng, Trung Quốc là quốc gia phát triển kinh tế, còn Nga là một quốc gia phát triển về quân sự.

Thành viên cấp cao tại Trung tâm Davis về Nghiên cứu Nga và Á-Âu tại Đại học Harvard, Nargis Kassenova cho biết: “Ở Trung Á có một số cạnh tranh trong lĩnh vực an ninh. Tình hình đang thay đổi. Trước đây, Nga có kiểu độc quyền này nhưng bây giờ đang bị suy yếu”.

Ông Kassenova chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc gần đây đã xây dựng một căn cứ quân sự ở biên giới Tajikistan và Afghanistan. Các lực lượng châu Phi có quan hệ với Trung Quốc đang bắt đầu học tiếng Quan Thoại. Họ có thể bắt đầu chuyển rào cản ngôn ngữ sang hợp tác quân sự lớn hơn.

Nhìn chung, ba chuyên gia nhất trí rằng Nga và Trung Quốc có những tham vọng khác nhau ở Afghanistan. Bất kỳ báo cáo nào về sự rạn nứt trong mối quan hệ của họ đều bị phóng đại.

Các chuyên gia khẳng định, hai quốc gia có khả năng sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ của họ. Tuy nhiên, họ có thể theo đuổi các mục tiêu riêng.