Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra “lời cảnh báo đáng sợ” đối với các nước phương Tây, về việc ông sẽ cung cấp vũ khí cho các “đồng minh” của mình, trong đó có thể bao gồm một số chế độ độc tài khó lường nhất trên thế giới.

Sẵn sàng cung cấp vũ khí cho đồng minh

Theo express, “phương Tây từ lâu đã cố gắng ngăn cản các quốc gia như Iran hay Triều Tiên có được vũ khí hiện đại và mạnh mẽ. Hôm nay, Tổng thống Putin đã nói rõ rằng, Moscow sẵn sàng cung cấp cho các chế độ độc tài này, trong số các quốc gia khác có thể gây ra mối đe dọa cho phương Tây, bằng “vũ khí hiện đại”.

Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Army-2022 gần Moscow, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn sàng cung cấp vũ khí cho các đồng minh. Các loại vũ khí hiện đại bao gồm vũ khí cỡ nhỏ, xe bọc thép, pháo binh, tiêm kích và máy bay không người lái.

Các phái đoàn từ hơn 70 quốc gia đã tham dự diễn đàn (ảnh: GETTY).

Tờ Daily Express cho biết, ông Putin đã nói về việc sử dụng thành công những vũ khí này trong cuộc giao tranh.

Trước đó, có thông tin cho rằng Iran dự định cùng với Nga chế tạo thêm 3 vệ tinh, tương tự như vệ tinh Khayyam, được Iran thuê Nga phóng từ sân bay Baikonur tại Kazakhstan vào ngày 9/8. Điều này đã được thông báo bởi Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông của đất nước Isa Zarepur.

Nga đã phóng thành công vệ tinh Khayyam của Iran từ sân bay Baikonur tại Kazakhstan vào ngày 9/8 (ảnh: Chụp màn hình)

Cơ quan vũ trụ Iran nêu rõ, nhiệm vụ của vệ tinh này là giám sát các khu vực biên giới của Iran, giúp tăng năng suất nông nghiệp và theo dõi các nguồn nước và thảm họa tự nhiên.

Vệ tinh Khayyam có thể quay phim bề mặt Trái Đất, chụp ảnh với độ nét cao. Vệ tinh này sẽ được điều khiển từ các trung tâm kiểm soát tại Iran.

Hai quốc gia bị ‘trừng phạt nhiều nhất thế giới” cam kết chống lại Mỹ?

Những ngày qua, các cơ quan trung gian nhà nước của Nga và Triều Tiên đang đưa tin rằng, hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Kim Jong Un đã truyền đạt thông điệp chung cam, kết mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai quốc gia tại thời điểm cả hai đều bị Mỹ và các đồng minh trừng phạt nặng nề.

Cam kết được đưa ra dưới hình thức trao đổi công hàm chính thức, trong đó Tổng thống Putin chúc ông Kim “dồi dào sức khỏe và thành công” – và thể hiện mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn. 

Hai nhà lãnh đạo gặp nhau năm 2019

Cam kết này diễn ra vào thời điểm quan trọng khi Moscow đang tăng cường sức mạnh liên minh chiến lược với các nước không thuộc phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Businessinsder, thông điệp của ông Putin gửi tới ông Kim cũng bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Moscow -Bình Nhưỡng “sẽ hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước”.

Ông Kim Jong Un đã đáp lại bằng cách nêu bật tình bạn đặc biệt như sau: 

“Sự hợp tác, hỗ trợ và đoàn kết chiến lược và chiến thuật giữa hai nước đã nâng cao lên một giai đoạn mới, trong mặt trận chung nhằm làm thất bại các hành động khiêu khích và đe dọa quân sự của các thế lực thù địch cũng như các hành vi tinh vi và độc đoán”, theo Fortune

Không nghi ngờ gì nữa, việc ông Kim nhắc đến “các thế lực thù địch” khiến Washington được cho là thể chế thù địch đứng đầu danh sách. 

Nga – Triều Tiên: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Kể từ khi cuộc xung đột Ukraine  nổ ra, Nga đã trở thành “quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới”, vượt qua cả Iran và Triều Tiên.

Cũng giống như chính quyền Bắc Kinh, Bình Nhưỡng đã đưa ra các tuyên bố tích cực bảo vệ khả năng phản ứng quân sự của Nga trước các mối đe dọa đối với lợi ích an ninh quốc gia của nước này.

Hiện tại, có một sự thúc đẩy tại châu Âu – dựa trên yêu cầu lặp lại đi lặp lại của Tổng thống Zelensky – yêu cầu Mỹ và các nước phương Tây chỉ định Nga là “nhà nước bảo trợ khủng bố”. 

Nếu điều này xảy ra, Mỹ và các nước đồng minh sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt tăng cường hơn nữa. Về phía Nga, nước này đe dọa sẽ cắt đứt hoàn toàn với các tổ chức quốc tế (chẳng hạn như các cơ quan hợp tác chống tội phạm như Interpol).

Moscow đã phát đi tín hiệu rằng, nếu Washington chỉ định Nga là nước bảo trợ khủng bố, Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ ngoại giao với Mỹ. Điều này chưa từng xảy ra ngay cả vào thời điểm Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga vẫn giữ các kênh liên lạc ngoại giao nhằm tránh mọi rủi ro hiểu lầm. 

Đối với với Triều Tiên, đã có nhiều thông tin lan truyền về một lời đề nghị hết sức bất thường: Nước này sẵn sàng gửi 100.000 quân “tình nguyện” để hỗ trợ Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. 

Về phía Nga, Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin này. Tuy nhiên, nếu có một một lực lượng nước ngoài khổng lồ như vậy về mặt hậu cần, hẳn đó được coi là biểu tượng của mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai quân đội và chính phủ Nga và Triều Tiên.

Tất nhiên, Mỹ và châu Âu nên quan ngại trước mối quan hệ này.

Xem thêm: Triều Tiên đề nghị gửi 100.000 binh sĩ đến hỗ trợ lực lượng Nga tại Ukraine