Cuộc sống ở Triều Tiên chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng năm 2020 thì đặc biệt u ám đối với nhân quyền của những người dân bình thường. Họ sống trong tình trạng bị cô lập.

“Bắn giết theo lệnh ở biên giới, chết đói do các lệnh phong tỏa hàng loạt, các vụ hành quyết”. Đây chỉ là một vài trong số các vụ lạm dụng; do báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về nhân quyền ở Triều Tiên, Tomas Ojea-Quintana đưa ra trong tuần này, theo tờ Asia Nikkei ngày 13/3.

Người Triều Tiên đói do bị phong tỏa chống Covid-19

Theo ông Tomas, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm chống COVID-19 của chính phủ Triều Tiên đã dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng.

Ông nói thêm, một cơ sở giam giữ mới cho những người vi phạm các biện pháp kiểm dịch COVID-19 đã được xây dựng ở tỉnh Bắc Hwanghae. Những người vi phạm các biện pháp phòng chống dịch sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Nhiều tội ác đã được xác nhận.

Theo báo cáo của Daily NK, một tổ chức truyền thông với các nguồn tin bên trong Triều Tiên, cho biết: Lệnh cấm cửa ảnh hưởng đến nhiều thành thị và khu vực lân cận; khiến nhiều người không thể rời khỏi nhà để kiếm thức ăn. Nhiều người trốn đi đã bị bắt.

Cả nhật báo NK và Đài Á Châu Tự do đều đưa tin, chính phủ đã hành quyết những người vi phạm các quy tắc kiểm dịch.

Tháng 2, tờ nhật báo NK cũng xác nhận rằng chính quyền Triều Tiên đã ra lệnh mở rộng các trại tù chính trị ở nước này.

Ông Tomas cho biết, ông đã nhiều lần nhận được thông tin xác nhận những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong suốt 5 năm qua.

Vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên cần đưa lên Tòa án Hình sự Quốc tế

Vị báo cáo viên của LHQ cho hay, đã đến lúc “Hội đồng Bảo an (UNSC) quyết định chuyển tình hình của Triều Tiên lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)”.

Giám đốc điều hành của Ủy ban Nhân quyền ở Triều Tiên (HRNK), Greg Scarlatoiu đồng ý với ông Tomas; về việc cần đưa các vi phạm nhân quyền của Triều Tiên lên ICC. Nhưng ông chỉ ra “một rào cản đáng kể”.

Ông Scarlatoiu cho biết: “Hội đồng Bảo an LHQ cần phải đưa vấn đề Triều Tiên lên ICC; sau đó là 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an”. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng hai đồng minh của Triều Tiên là Trung Quốc và Nga rất có thể sẽ bỏ phiếu phủ quyết ngăn cản LHQ đưa ra biện pháp nào đối với Bình Nhưỡng.

Ông nói thêm: “Nếu một thành viên của Hội đồng Bảo an ngăn chặn một đề xuất như vậy; nó sẽ tự đẩy mình vào chân tường. Vì một quốc gia thành viên LHQ hỗ trợ, tiếp tay và bảo vệ một chế độ phạm tội ác chống lại loài người”.

Liên minh châu Âu sắp công bố danh sách trừng phạt từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên

Ngoài ICC, ông Pacheco Pardo cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ Triều Tiên; theo chế độ trừng phạt về nhân quyền toàn cầu của họ.

Cuối tháng 12/2020, chế độ trừng phạt mới được thông qua. Vào cuối tháng 3/2021, EU dự kiến sẽ công bố danh sách các quan chức bị trừng phạt từ Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và châu Phi.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc cần hợp tác về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên

Về những gì chính quyền sắp tới của ông Biden có thể làm trong vấn đề này; ông Scarlatoiu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ nhiệm Đặc phái viên Hoa Kỳ về nhân quyền Triều Tiên cũng như nhu cầu “bảo vệ và giúp tái định cư những người tị nạn Triều Tiên”.

Trợ lý giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên, Youngsoo Yu, cho biết vấn đề hợp tác của Hoa Kỳ với Hàn Quốc. Ông Yu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gửi các thông điệp nhất quán tới Triều Tiên.

Ông nói: “Hàn Quốc và Hoa Kỳ nên làm rõ cam kết của họ đối với các chuẩn mực nhân quyền và gửi cho Triều Tiên thông điệp nhất quán liên quan đến những vi phạm nhân quyền của họ. Hoa Kỳ và Hàn Quốc phải gửi một tín hiệu rằng nhân quyền là nguyên tắc và giá trị chung mà chúng tôi theo đuổi. Điều đầu tiên chúng tôi làm là làm cho Triều Tiên nhận ra điều này. Đây là điều mà chúng tôi đã không làm được cho đến nay”.