Nga thực hiện kế ‘điệu hổ ly sơn’ khi đánh lừa rằng họ sẽ tấn công Kiev. Tuy nhiên, Nga lại tấn công mạnh mẽ để chiếm bằng được Mariupol. Vì Mariupol có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến dịch của Nga, nên Moscow không ngần ngại tấn công ồ ạt vào thành phố này. Hiện tại, các thông tin về cuộc chiến phức tạp và đan xen. Nga đã hứng chịu chỉ trích và bị phương Tây gia tăng các lệnh trừng phạt. Tổng thống Nga Putin đã thực hiện một quyết định lịch sử đáp trả phương Tây.

Chìa khoá của chiến thắng, bước ngoặt của Nga

Thành phố Mariupol của Ukraine đã bị lực lượng Nga bao vây hơn 20 ngày nay. Chính quyền địa phương nói rằng 80% cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị phá hủy.

Thành phố đang trong tình trạng không có nước, điện, vật tư y tế và thực phẩm. Bên ngoài thì Nga tấn công dữ dội, vòng vây đang siết chặt hơn. Vì vậy, quân đội Ukraine ngày càng khó có thể bảo vệ được thành phố. Việc Nga huy động lực lượng xung quanh Mariupol, với quyết tâm phải chiếm bằng được thành phố này chứ không phải Kiev, thực chất là vì thành phố này chiếm một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Chỉ cần chiếm được thành phố này, Nga bóp nghẹt Ukraine mà không cần phải chiếm Kiev. Bây giờ chúng ta sẽ xem xem, thành phố này có vai trò quan trọng như thế nào mà Nga coi đây là chìa khoá của chiến thắng.

Về quân sự:

Mariupol là thành phố lớn thứ hai ở Donetsk Oblast, nằm ở phía đông nam của Ukraine. Nó đã trở thành một trung tâm khu vực này vào năm 2014, khi Donetsk trở thành thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR).

Mariupol nằm cách các khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát chỉ 10km và vị trí địa lý của nó khiến nó trở nên quan trọng về mặt chiến lược, việc chiếm thành phố này sẽ cho phép tạo ra một hành lang đường bộ từ Luhansk đến Donetsk và xuống Crimea.

Thành phố Mariupol có vị trí chiến lược trong cuộc tấn công của Nga tại Ukraine (ảnh: Wikimedia Commons).
Thành phố Mariupol có vị trí chiến lược trong cuộc tấn công của Nga tại Ukraine (ảnh: Wikimedia Commons).

Đối với Moscow, hành lang đất liền này sẽ đảm bảo quyền kiểm soát bờ biển Ukraine trên khu vực Biển Azov. Khi hành lang đường bộ này được hình thành Nga có thể triển khai quân theo: 

  • Hướng Đông Bắc tham gia trận chiến bao vây và tiêu diệt Lực lượng vũ trang chính quy Ukraine 
  • Đi về phía tây hướng đến Odesa, điểm cuối cùng còn lại của Ukraine đến Biển Đen
  • Đi về phía tây bắc tới thành phố Dnipro.

Nếu chiếm được Mariupol, Nga cũng sẽ có toàn quyền kiểm soát hơn 80% đường bờ biển thuộc khu vực Biển Đen của Ukraine – đường thương mại hàng hải bị cắt đứt và tiến xa hơn để cô lập nước này với thế giới. 

Về kinh tế 

Mariupol là một trung tâm công nghiệp lớn của Ukraine. Nó được biết đến như một thành trì luyện kim cho các xưởng gang thép, sản xuất máy móc hạng nặng và sửa chữa tàu biển. Metinvest, tập đoàn luyện kim hàng đầu của Ukraine, sở hữu một số nhà máy thép lớn nhất của đất nước ở Mariupol.

Mariupol cũng là một cảng quan trọng đối với Ukraine. Đây là cảng lớn nhất trong khu vực Biển Azov. Nó đóng vai trò là cơ sở xuất khẩu quan trọng để vận chuyển ngũ cốc, sắt thép và máy móc hạng nặng đến các nước Châu Âu và Trung Đông như Ý, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc chiếm Mariupol cũng sẽ cho phép Nga khiến nền kinh tế Ukraine rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng.

Giá trị trong tuyên truyền

Mariupol là nơi đóng quân của một đơn vị dân quân Ukraine có tên: Lữ đoàn Azov.

Lữ đoàn này chứa các phần tử cực hữu bao gồm cả những người theo chủ nghĩa phát xít mới.

Khi phát động tấn công Ukraine, truyền thông Nga đã đưa tin rằng, mục đích của cuộc tấn công này là xoá sổ chủ nghĩa phát xít mới và giải phóng người dân ra khỏi mối đe doạ từ chủ nghĩa phát xít này. Nếu Nga bắt sống được Lữ đoàn Azov ở đây, thì nó chính là cơ hội để Nga khẳng định với những người dân và đội quân chiến đấu của mình về mục đích của họ là thực sự cao đẹp và chính đáng. Đồng thời, làm mất uy tín của Ukraine và quân đội nước này.

Về mặt tâm chiến đấu

Mariupol có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Nga và Ukraine. Nếu Nga chiếm được thành phố này, thì đây là một sự cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân đội Nga. Họ tiếp tục làm chủ cuộc chiến này. Ngược lại phía Ukraine sẽ bị mất tinh thần. Điều này ảnh hưởng lớn tâm lý chiến đấu của cả 2 bên. Cho nên cuộc chiến ở Mariupol sẽ là một cuộc chiến quan trọng với cả  Nga và Ukraine.

Và trong ba tuần qua Mariupol chống trả quyết liệt, nhưng họ cũng  phải trả giá đắt. Thành phố đã bị phá hủy và phần lớn thành phố đổ nát.  Vì vậy, thông điệp của Moscow đối với phần còn lại của Ukraine là rất rõ ràng – nếu bạn chọn phản kháng như Mariupol đã làm, số phận tương tự đang chờ bạn.

Có vẻ như Nga đang ngồi vào thế rất thoải mái trước vòng vây ngày càng thắt chặt ở Mariupol. Một khi thành phố này sụp đổ, nó sẽ đưa cuộc chiến vào một bước ngoặt lớn. 

Tuy nhiên, Nga cũng đang đứng trước cáo buộc rằng, các cuộc tấn công mang tính san bằng tất cả đã phá huỷ toàn bộ và gây ra thảm họa nhân đạo Mariupol. Hiện nay, phía chính phủ Ukraine và các phương tiện truyền thông phương Tây đồng loạt chỉ trích và lên án Nga.  Nhưng khi tìm kiếm thông tin trên twitter, lại xuất hiện những luồng thông tin trái chiều.

Thông tin tranh cãi về tình hình cuộc chiến Nga- Ukraine 

Ông Tim Anderson, là nhà quốc tế học, giám đốc trung tâm nghiên cứu phản bá quyền, đã  trích dẫn thông tin từ ông Oleksandr Marunchenko, bác sĩ trưởng của bệnh viện thành phố Novoazovsk trong 1 tweet rằng: Ukraine không coi cư dân của Mariupol là công dân của mình và cho phép những người theo chủ nghĩa dân tộc sử dụng người dân làm lá chắn sống. 

Cư dân của Mariupol xác nhận với RIA Novosti rằng quân đội Ukraine không cho người dân thông qua hành lang nhân đạo để rời thành phố, họ sử dụng người dân như một lá chắn con người.

Những người tị nạn từ Mariupol giải thích cách quân đội Ukraine từ chối mở các hành lang xanh từ thành phố, họ đã bắn vào dân thường và những người cố gắng rời đi. – “Chúng tôi ghét Ukraine ! Cảm ơn quân đội Nga rất nhiều” họ đã nói như vậy.

Trong 1 video khác cho thấy, dân thường, trước đây được Azov giữ làm lá chắn cho con người, cuối cùng cũng có thể rời Mariupol.

Những hình ảnh mà chúng tôi xem được trên twitter rất nhiều. Thông tin trên twitter đan xen nhau, có phản đối và có ủng hộ đối với cả 2 phía Nga và chính phủ Ukraine. 

Phương Tây trừng phạt Nga, gậy ông đập lưng ông

Hoa Kỳ và phương Tây đã sử dụng uy lực đồng USD để trừng phạt kinh tế Nga. Trước đây, vào Hồi giữa tháng 2, tỷ giá hối đoái của đồng rúp là khoảng 75 rúp/USD và 85 rúp/euro. 

Nhưng sau khi tiến hành trừng phạt, phải cần tới 132 rúp mới đổi được 1 USD và 147 rúp chỉ đổi được 1 euro vào ngày 7-3.  Tuy nhiên, Nga hiện này đã lật ngược thế cờ, đồng rúp của Nga nhanh chóng vọt lên mức cao nhất trong ba tuần, ở mức 95 rúp đổi 1 USD. Theo kênh RT, giá đồng rúp cũng tăng 3,5% so với tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU) khi giao dịch ở mức 110,5 rúp đổi 1 euro. Điều này đồng nghĩa với việc uy lực của đồng USD đã bị lật đổ, bây giờ là thời của đồng Rúp lên ngôi. 

Tổng thống Nga Putin đã thực hiện một quyết định lịch sử để lật ngược thế cờ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được mất gì tại Ukraine (ảnh: Wikimedia Commons).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Wikimedia Commons).

Nga đã ban hành danh sách các quốc gia không thân thiện vào đầu tháng 3 khi các nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Danh sách bao gồm tất cả các quốc gia thuộc liên  minh EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Singapore và Đài Loan.

Sau đó ông Putin ra quyết định rằng việc mua bán khí đốt sẽ diễn ra bằng đồng rúp. Hôm 23/3, ông Putin cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho các khách hàng châu Âu nhưng sẽ thay đổi trong cơ chế thanh toán. Ông nói: “Đồng tiền thanh toán sẽ được đổi thành đồng rúp của Nga.” Thông báo có tác động lớn ngay lập tức. Đồng tiền của Nga đã báo cáo mức tăng đột biến 10% so với đô la Mỹ và giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt.

Chúng ta biết rằng, khối lượng thương mại khí đốt hiện tại giữa Nga và châu Âu là rất lớn. Dữ liệu cho thấy cho đến nay, châu Âu đã nhập khẩu khí đốt của Nga trị giá 800 triệu USD mỗi ngày trong năm nay, bất chấp việc nới rộng các lệnh trừng phạt đối với Moscow. Giờ đây, những người mua ở EU trước tiên sẽ phải mua đồng rúp trước khi mua khí đốt của Nga. Châu  Âu hiện sẽ phải mua trị giá rúp tương đương với 800 triệu USD mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động thương mại khí đốt của họ. Mà thị trường xuất khẩu của Nga thì rộng khắp thế giới. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu của đồng rúp trên thị trường quốc tế gia tăng, dẫn đến định giá đồng rúp cao hơn so với đồng đô la. Cuối cùng sẽ làm dịu đi đòn trừng phạt đối với Moscow.

Đây thực sự là một cuộc tấn công bằng đồng Rúp lớn của Putin vào các quốc gia phương Tây. Các báo cáo truyền thông cũng chỉ ra rằng Nga cũng có thể đang sử dụng  tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt. Và rằng, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Hoa Kỳ cấp cao Elizabeth Warren đã  đưa ra một dự luật trước Quốc hội Hoa Kỳ để ngăn chặn các giao dịch tiền điện tử của Nga. Tuy nhiên, họ lại bất ngờ 1 lần nữa, đó là Nga không vội dùng tiền điện tử để lách các lệnh trừng phạt, mà quyết định thanh toán bằng đồng Rúp. Điều này giúp Nga từ người bị tấn công chuyển sang người làm chủ cuộc chơi.