Một quan chức Trung Quốc tuyên bố nước này đang chuẩn bị đưa 3 phi hành gia vào trạm vũ trụ mới của Trung Quốc trong tháng 6. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ còn phải thấp thỏm chờ xem xác tên lửa Trung Quốc sẽ rơi xuống đâu?

Theo CNA, ông Dương Lợi Vĩ (Yang Liwei), phó giám đốc thiết kế chương trình không gian có người lái của Trung Quốc đưa ra thông tin này trên một chương trình truyền hình của nhà nước.

Ông Dương nói rằng tàu vũ trụ Thần Châu 12 sẽ được phóng ra từ căn cứ Jiuquan ở phía tây bắc Trung Quốc. Tàu vũ trụ mang theo vật tư và 3 phi hành gia cho trạm vũ trụ Thiên Hà. Ba phi hành gia dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ tại trạm vũ trụ trong vòng 6 tháng.

Để phóng được tàu vũ trụ Thần Châu ra ngoài không gian, Trung Quốc sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh. Điều này làm dấy lên quan ngại từ các nước.

Vào cuối tháng 4, Trung Quốc đã dùng tên lửa Trường Chinh 5B để phóng mô đun lõi cho trạm vũ trụ Thiên Hà.

Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc chưa đạt được đến khả năng kiểm soát được tên lửa sau vụ phóng. Vì vậy, xác tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi xuống trái đất trong tình trạng mất kiểm soát; không biết khi nào rơi và rơi xuống đâu. Cuối cùng, nó đã rớt xuống Ấn Độ Dương. Không có báo cáo về thương vong. Nhưng Bắc Kinh vẫn bị chỉ trích gay gắt về việc không kiểm soát được xác tên lửa của mình.

Khi trở lại trái đất, xác tên lửa nặng hơn 20 tấn của Trung Quốc tiếp xúc với bầu khí quyển, nổ tung, tạo thành các mảnh vỡ. Những tàn tích này có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không, cũng như người dân và tài sản của bất kỳ nước nào trên thế giới.

Nhà quan sát Spaceflight Jonathan McDowell các vụ phóng tên lửa như vậy của Trung Quốc là “thể chấp nhận được” khi xét theo các tiêu chuẩn hiện nay.

Từ nay cho đến cuối năm tới, Trung Quốc có kế hoạch phóng 11 lần tương tự nhằm thêm hai mô-đun, vật tư và phi hành đoàn cho trạm vũ trụ Thiên Hà.